Trẻ bị đau mắt đỏ – Làm thế nào để bé nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị đau mắt đỏ số ca bệnh tăng nhanh tại nhiều địa phương. Nhất là ở các thành phố lớn như: TPHCM, Hà Nội… Trong khi người lớn có thể tự chủ động trong việc phòng trị bệnh, còn trẻ em thì chưa thể. Việc phòng ngừa và chữa bệnh đau mắt đỏ cho bé đều phụ thuộc vào các bậc phụ huynh. Do đó, gia đình cần trang bị những kiến thức cơ bản để chăm sóc mắt của trẻ đúng cách.

Vậy nên làm gì khi mắt trẻ bị đỏ lòng trắng có biểu hiện bị đau mắt hột? Đáp án có ngay trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

tre-bi-dau-mat-do
Trẻ bị đau mắt đỏ số ca bệnh tăng nhanh tại nhiều địa phương

Làm thế nào biết được trẻ bị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, nhặm mắt… Đây là tình trạng viêm lớp mô mỏng trong suốt nằm trên phần tròng trắng của mắt và lót bên trong mí mắt (kết mạc). Nguyên nhân đau mắt đỏ có thể do: virus, vi khuẩn hoặc dị ứng. Nhìn chung, bệnh này dễ chữa trị và ít gây ra biến chứng.

Tất nhiên! Bất cứ bệnh nào cũng sẽ có ít nhiều dấu hiệu cảnh báo trước. Riêng với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em hay người lớn thì triệu chứng đều rất rõ ràng. Cụ thể hơn:

  • Nếu nguyên nhân đau mắt đỏ do virus: Adenovirus, Enterovirus, Varicella zoster virus,… Thì người bệnh thường có những biểu hiện như: mắt bé bị đỏ 1 bên rồi lây sang bên còn lại, mắt ngứa, chảy nước mắt, mắt tiết dịch loãng… Đặc biệt, trẻ bị đau mắt đỏ chảy máu có thể do Enterovirus 70 và Coxsackie A gây ra. Với những trường hợp này nên đưa trẻ đi khám ngay và đừng tự ý mua thuốc chữa trị nhé!
  • Nếu trẻ bị đau mắt có ghèn vàng thì nhiều khả năng bé bị đau mắt đỏ do virus. Bệnh thường kéo dài không quá 14 ngày nhưng xuất hiện nhiều triệu chứng cực kỳ khó chịu. Như là: mắt luôn cảm giác hơi cộm, nhìn mờ nhất là vào buổi sáng… Thêm nữa, mắt chảy mủ vàng hoặc xanh nhạt nên có nhiều ghèn, khó mở mắt khi ngủ dậy.
  • Bệnh đau mắt hột do bị dị ứng với một tác nhân nào đó. Như: phấn hoa, lông động vật, khói thuốc… chẳng hạn. Bệnh thường xuất hiện ở cả hai mắt, ngứa nhiều hơn và mắt sưng tấy.
tre-bi-dau-mat-do-chay-mau
Nguyên nhân đau mắt đỏ có thể do: virus, vi khuẩn hoặc dị ứng

Các giai đoạn phát triển bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Chia sẻ từ bác sĩ nhãn khoa, trẻ bị đau mắt đỏ sẽ trải qua 3 giai đoạn phát bệnh. Cụ thể hơn, đó là: Ủ bệnh – Bệnh toàn phát – Phục hồi. Bố mẹ nên nắm rõ triệu chứng bệnh qua từng giai đoạn để chăm sóc đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Giai đoạn ủ bệnh

Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, 2 – 3 ngày đầu bé chưa có biểu hiện bệnh rõ ràng. Nếu có, chỉ là sốt nhẹ, hơi đau đầu và mắt nhạy cảm với ánh sáng. Đồng thời bé sẽ cảm thấy hơi đau họng khi nuốt nước bọt.

Giai đoạn bệnh toàn phát

Lúc này, biểu hiện đau mắt đỏ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng. Như là: đỏ mắt, nhiều ghèn, chảy nước mắt liên tục… Vì mắt khó chịu nên bé hay dụi mắt, mức độ bệnh của từng mắt đôi khi sẽ khác nhau. Thường thì phát bệnh mất khoảng 5 – 7 ngày và thuyên giảm sau đó. Nếu bệnh kéo dài, thậm chí xuất hiện kết mạc thì nên đến bệnh viện khám ngay!

Giai đoạn phục hồi

Trẻ bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Nếu được chăm sóc đúng cách thì nhanh thôi. Tổng thời gian từ giai đoạn ủ bệnh đến phục hồi hoàn toàn ước chừng 14 – 30 ngày tùy nguyên nhân. Trường hợp bị do dị ứng sẽ giảm bệnh ngay sau khi dùng thuốc và tránh tiếp xúc tác nhân gây bệnh.

meo-chua-dau-mat-cho-tre
Thời gian bị bệnh kéo dài từ 14 – 30 ngày – Nếu lâu khỏi hãy đến bệnh viện khám gấp

Trẻ bị đau mắt đỏ – Làm thế nào để bé nhanh khỏi bệnh?

Bệnh đau mắt đỏ ở người lớn hay trẻ em nhìn chung dễ phát hiện, dễ chữa trị… Thế nên ít có người bị biến chứng. Vậy nên, bố mẹ đừng áp dụng các mẹo chữa đau mắt cho trẻ vì không cần thiết. Chỉ cần nhớ giữ vệ sinh mắt cho bé và hạn chế sự lây lan bệnh là được.

Thứ nhất, giữ vệ sinh mắt mỗi ngày. Bố mẹ có thể dùng gạc hoặc khăn sạch để lau quanh vùng mắt của bé. Khi lau, nên lau từ mắt lành sang mắt bị nhiễm, từ mắt bị nhẹ sang bị nặng hơn. Các vật dụng vệ sinh như: tăm bông, gạc chỉ dùng một lần Riêng khăn mặt thì nên giặt sạch sau mỗi lần dùng.

Thứ hai, giảm sự lây nhiễm bệnh bằng cách dùng riêng các vật dụng cá nhân cho bé. Hoặc nếu đã bị đau mắt đỏ thì bố mẹ hãy cho trẻ đeo kính gọng để ngừa lây bệnh. Trường hợp con bị bệnh nặng có thể cân nhắc để trẻ nghỉ 2 – 3 buổi học. Như vậy, trẻ sẽ có thời gian nghỉ ngơi, người nhà tiện chăm sóc và không lây bệnh cho bạn học.

Thứ ba, bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì phải được bác sĩ tư vấn. Với những bé bị nhẹ, có thể dùng nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em loại không kê đơn. Những sản phẩm này được đánh giá an toàn và hiện bán tại nhiều hiệu thuốc.

Thứ tư, ngoài cân chỉnh thời gian học tập – nghỉ ngơi thì nên thiết lập chế độ ăn tốt cho mắt của trẻ. Ưu tiên các thực phẩm như: sữa tươi, bơ, cà rốt, bí ngô, rau xanh và các loại trái cây… Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh mới giảm nguy cơ mắc bệnh và tái nhiễm bệnh đau mắt đỏ.

tre-bi-dau-mat-do-bao-lau-thi-khoi
Thiết lập chế độ ăn tốt cho mắt của trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tái nhiễm bệnh đau mắt đỏ

Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Trẻ bị đau mắt đỏ – Làm thế nào để bé nhanh khỏi bệnh?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!

Phong Linh