Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị là gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị là gì? Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm rõ khái niệm viễn loạn thị. Theo đó, đây là trường hợp mắt trẻ bị viễn thị và loạn thị cùng lúc, có thể bị một hoặc cả hai bên mắt. Cũng giống như các tật khúc xạ khác, viễn loạn thị ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Muốn khắc phục hiệu quả cần biết mắt viễn loạn là do đâu và mức độ nặng nhẹ thế nào.

Bài viết dưới đây là những kiến thức cơ bản về viễn loạn thị ở trẻ em. Cùng Butitan tìm hiểu nhé!

nguyen-nhan-tre-bi-vien-loan-thi
Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị có thể do di truyền, do sinh non, do chấn thương mắt…

Mắt trẻ bị viễn loạn có nghĩa là gì?

Viễn loạn thị là gì? Tình trạng này có nghĩa là mắt cùng lúc bị cả hai tật khúc xạ viễn và loạn thị. Nghe thì có vẻ nguy hiểm nhưng thực tế không hẳn vậy. Bởi lẽ đa số các trường hợp bị loạn thị thường kèm theo tật khúc xạ khác. Như: viễn loạn, cận loạn…

Viễn thị khiến mắt chỉ nhìn được khoảng cách xa và gặp khó khăn khi nhìn gần. Nếu bị viễn thị nhẹ thì nhìn xa bình thường. Thế nhưng, nếu mắt viễn thị nặng sẽ gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, nhìn xa hay gần đều mờ.

Loạn thị khiến mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách, đôi khi hình ảnh biến dạng. Loạn thị nhẹ không có biểu hiện rõ ràng nên phải khám mắt mới biết rõ được.

Biểu hiện mắt viễn loạn thị là mắt bé nhìn mờ, nhìn gần khó thấy hơn nhìn xa. Ngoài ra, hình ảnh vật thể méo mó, độ viễn loạn cao xuất hiện tầm nhìn đôi. Để nhìn rõ, phải nheo mắt dẫn đến tình trạng mắt tăng điều tiết. Các bé cũng vì thế mà cảm thấy: mỏi mắt, nhức mắt, có khi kèm theo lác mắt… Về cơ bản, có nhiều nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị. Bất cứ ai cũng có thể bị ngay cả khi bạn làm tốt “công tác” ngăn ngừa bệnh.

Viễn loạn thị trẻ em có nguy hiểm không? Nếu mức độ nhẹ thì tầm nhìn ảnh hưởng gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu mức độ nặng thì dễ gây biến chứng như: lác, nhược thị, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.

vien-loan-thi-tre-em-co-nguy-hiem-khong
Viễn loạn thị trẻ em mức độ nặng thì dễ gây biến chứng như: lác, nhược thị, thậm chí mù lòa vĩnh viễn…

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị

Thứ nhất, di truyền hoặc bẩm sinh cấu trúc mắt bất thường gây viễn loạn thị. Vậy viễn loạn bẩm sinh là gì? Dễ hiểu hơn, nếu người thân trong gia đình (nhất là bố mẹ) bị viễn loạn hoặc bị các chứng rối loạn thị giác… Vậy thì con cháu sinh ra dễ bị tật khúc xạ và các bệnh về mắt.

Thứ hai, trẻ sinh non (dưới 37 tuần tuổi), trẻ khi sinh có cân nặng dưới 2.5 kg… Thường sức khỏe yếu bà có nguy cơ bị các bệnh lý bất thường ở mắt.

Thứ ba, trẻ 6 tuổi bị viễn loạn hoặc thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể bị tật khúc xạ này nếu trước đó mắt bị va đập gây thương tổn mắt. Trẻ em thường hiếu động nên dễ xảy ra vấp ngã tai nạn ngoài ý muốn. Để bảo vệ mắt và cơ thể bé thì phụ huynh nên chú ý đến an toàn của trẻ.

Thứ tư, nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị có thể do biến chứng sau khi phẫu thuật mắt. Ngoài ra, những người bị cận, viễn, lão thị cũng làm gia tăng nguy cơ bị thêm loạn thị.

vien-loan-bam-sinh-la-gi
Trẻ em bị viễn loạn sẽ được tư vấn đo thị lực và đeo kính để kiểm soát độ…

Viễn loạn thị trẻ em có chữa được không?

Trẻ bị viễn thị bẩm sinh có chữa được không? Người bị viễn loạn thị muốn chữa khỏi thì chọn cách nào? Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ nhãn khoa cho biết người dưới 18 tuổi không đủ điều kiện phẫu thuật mắt. Thế nên, các bé sẽ được tư vấn đo thị lực và đeo kính để kiểm soát độ viễn loạn.

Mặt khác, để giúp bé cải thiện tình trạng viễn loạn thì cần xây dựng lối sống khoa học. Viễn thị bao nhiêu độ là nặng hay viễn loạn mấy độ cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Một số thói quen tốt cần làm hàng ngày như:

  • Góc học tập của trẻ phải đủ sáng, không quá tối hoặc quá lóa mắt.
  • Bàn ghế có kích thước phù hợp với chiều cao của bé.Khi ngồi học phải duy trì tư thế chuẩn để không hại mắt và cột sống.
  • Vệ sinh mắt đúng cách, tạo thói quen để mắt nghỉ ngơi sau thời gian dài tập trung học tập. Hướng dẫn cho bé một số bài tập luyện mắt.
  • Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị và dễ tăng độ có thể do chế độ ăn uống không khoa học. Hãy thay đổi thực đơn mỗi ngày, ưu tiên đa dạng bữa ăn bằng các thực phẩm tốt cho mắt giàu Vitamin A, C, E và Omega 3.
  • Không lạm dụng các thiết bị điện tử để tránh ánh sáng xanh nhân tạo gây nhức mỏi mắt.
  • Khám mắt định kỳ cho trẻ 3 – 6 tháng/lần.

Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị là gì? Có nguy hiểm không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!

Phong Linh