Mắt bị loạn thị bẩm sinh là do gặp thương tổn về cấu trúc và hình dạng nhãn cầu ngay từ khi chào đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bố mẹ bị loạn thị thì tỷ lệ sinh con bị tật khúc xạ này cao hơn những trẻ khác. Không riêng gì loạn thị mà cận/viễn thị cũng như thế. Rõ ràng, nếu do yếu tố di truyền bẩm sinh thì rất khó để ngăn chặn ngay từ đầu.
Vậy bẩm sinh loạn thị có chữa được không? Theo dõi bài viết dưới đây của Butitan để biết đáp án nhé!
Loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không?
Tại sao bị loạn thị bẩm sinh? Không ít phụ huynh ngỡ ngàng khi nhận kết quả kiểm tra thị lực cho thấy trẻ bị tật khúc xạ này. Tuy rằng đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn đáng lo. Bởi lẽ chẳng ai muốn con mình phải đeo “cặp đít chai” mỗi ngày.
Thực tế, hình ảnh người loạn thị nhìn thấy ở trẻ em hay người lớn đều giống nhau. Chỉ khác ở chỗ người trưởng thành có đủ kiến thức và chủ động kiểm tra để biết mắt gặp vấn đề gì. Thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại với trẻ em. Nếu bố mẹ lơ là trong việc chăm sóc bé, phát hiện muộn thì loạn thị dễ biến chứng thành nhược thị. Thậm chí khiến bé đối mặt nguy cơ mù lòa vì hệ thống thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Dấu hiệu bị loạn thị ở trẻ em là gì?
Mắt bị loạn thị có nhiều triệu chứng nên nhìn chung khá dễ để nhận biết. Chỉ là, kết luận này chỉ đúng với người lớn thôi. Còn với các bé, nhất là trẻ dưới 5 tuổi thì phải nhờ vào bố mẹ. Để biết trẻ bị loạn thị hay không thì phụ huynh có thể quan sát những dấu hiệu sau:
– Loạn thị là gì? Đây là tình trạng giác mạc có hình dạng bất thường dẫn đến mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách. Thế nên, nếu bé thường xuyên nheo mắt, chảy nước mắt liên tục, không nhìn rõ xa gần… Thì khả năng cao trẻ đã bị loạn thị.
– Mắt bị loạn thị còn khiến bé nhức đầu vùng trán và thái dương.
– Loạn thị hay vừa cận thị vừa loạn thị bẩm sinh khiến mắt nhức mỏi và nhạy cảm với ánh sáng.
Một điểm đáng lưu ý là các triệu chứng bị loạn thị thường diễn biến chậm nên bố mẹ dễ bỏ qua. Cách tốt nhất là nên thường xuyên đưa bé đi khám mắt định kỳ ngay cả khi trẻ không có biểu hiện bất thường. Dù vậy, có một điều đánh mừng là loạn thị bẩm sinh không tăng độ theo thời gian. Thế nhưng, nếu mắt bị chấn thương thì có thể dẫn đến tăng độ loạn thị.
Bẩm sinh mắt bị loạn thị có tự khỏi không?
Cách khắc phục loạn thị có thể lựa chọn đeo kính hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, các phương pháp mổ mắt hiện nay được chỉ định cho người đủ 18 tuổi trở lên và đáp ứng nhiều yêu cầu về sức khỏe. Nếu bé bị loạn thị ngay từ khi chào đời thì các bé phải đeo kính đến khi đủ 18 tuổi. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra mắt và chọn phương pháp phẫu thuật loạn thị phù hợp.
– Với trẻ em dưới 18 tuổi, nếu độ loạn thị nhẹ dưới 0.5 diop và không ảnh hưởng đến tầm nhìn… Vậy thì có thể không cần đến biện pháp chữa trị. Ngược lại, nếu độ loạn gây hạn chế tầm nhìn thì bắt buộc phải đeo kính.
– Với người đủ 18 tuổi đến dưới 40 tuổi, nếu mắt bị loạn thị bẩm sinh muốn phẫu thuật thì cần khám tại bệnh viện chuyên khoa mắt. Nếu sức khỏe tốt, cấu trúc giác mạc đủ dày, tăng không quá 0.5 diop trong 6 tháng, không bị các bệnh lý về mắt khác… Lúc này, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mắt để tư vấn. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho người bị loạn thị bẩm sinh có thể là PRK, Laser, Lasik…
Gợi ý một số thực phẩm tốt cho mắt bị loạn thị nên dùng
Thực phẩm đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì mắt sáng khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Theo nghiên cứu, các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và Omega 3 cực kỳ tốt cho mắt. Những dưỡng chất này tìm thấy nhiều trong: cá hồi, cà rốt, bông cải xanh, bơ, các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt…)… Đây đều là thực phẩm dễ tìm nên hãy ưu tiên sử dụng trong thực đơn hàng ngày của bé nhé!
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Mắt bị loạn thị bẩm sinh có chữa khỏi được không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!