Bệnh viêm võng mạc sắc tố được xem là một bệnh lý hiếm gặp. Ước tính tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 0.02 – 0.03% dân số. Dù không phổ biến nhưng đây là căn bệnh còn hạn chế phương pháp điều trị. Nếu chẳng may mắc bệnh thì người bệnh phải đối mặt với nguy cơ giảm thị lực. Thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Vậy bệnh viêm võng mạc sắc tố là gì? Có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây, Butitan sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về căn bệnh có phần lạ lẫm này. Xem ngay nhé!
Viêm võng mạc mắt là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm võng mạc sắc tố (Retinitis Pigmentosa) là một bệnh lý di truyền ở mắt do nhiều đột biến gen khác nhau. Căn bệnh này ảnh hưởng đến võng mạc và tiến triển chậm ở hai mắt.
Vậy viêm võng mạc có nguy hiểm không? Theo thời gian, các tế bào võng mạc bị phá vỡ từ từ, thị lực giảm dần. Đến độ tuổi trưởng thành, nhiều người bệnh bị mất thị lực hoàn toàn. Thật sự đáng sợ đúng không nào?
Nguyên nhân viêm võng mạc sắc tố
Nguyên nhân bệnh hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, thống kê cho thấy đa số các ca bệnh có liên quan đến những bất thường về gen. Nói cách khác, viêm võng mạc sắc tố bẩm sinh có thể di truyền từ bố hoặc mẹ, hoặc từ cả bố và mẹ. Nếu như cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì con cái có nguy cơ cao bị bệnh này.
Triệu chứng bệnh viêm võng mạc sắc tố
Triệu chứng viêm võng mạc thường sẽ xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ. Độ tuổi khởi phát của bệnh có thể bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh đến giữa độ tuổi 30 – 50 tuổi. Tất nhiên, giai đoạn đầu của bệnh sẽ không nặng. Các dấu hiệu sẽ nặng dần ở giai đoạn trưởng thành. Những biểu hiện bệnh thường gặp như:
– Thị lực giảm ban đêm hoặc khó nhìn ở những nơi ánh sáng yếu.
– Thu hẹp thị trường mắt, có cảm giác như đang nhìn trong đường hầm. Tầm nhìn hạn chế gây khó khăn khi di chuyển dẫn đến thường xuyên té ngã.
– Mất tầm nhìn ở ngoại biên. Nếu nặng hơn là mất hết thị trường cả trung tâm và ngoại biên. Tùy từng người và từng giai đoạn sẽ phát triển bệnh khác nhau.
– Ở giai đoạn bệnh viêm võng mạc sắc tố nặng gây mất thị lực vào ban đêm. Mắt không phân biệt được màu sắc vật mà chỉ thấy hai màu đen trắng. Trường hợp tệ nhất là không thấy gì nữa.
Bệnh viêm võng mạc sắc tố có chữa được không?
Trả lời câu hỏi “viêm võng mạc có chữa được không?” – Các bác sĩ nhãn khoa cho biết hiện chưa có liệu pháp chữa võng mạc sắc tố thành công. Có điều, một số nghiên cứu cho thấy có thể làm chậm tiến triển của bệnh.
Thứ nhất, Vitamin A tốt cho mắt sử dụng với liều lượng vừa đủ giúp trì hoãn tiến triển bệnh. Người bệnh bổ sung Vitamin A bằng thực phẩm hoặc thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thứ hai, đeo kính mát ban ngày giúp ngăn tia UV tác động xấu đến võng mạc. Hãy chọn một chiếc kính chất lượng để bảo vệ mắt tốt nhất.
Thứ ba, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để nhìn tốt hơn vào ban đêm. Ví dụ như: kính lúp, ống nhòm hồng ngoại…
Thứ tư, thăm khám mắt định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh viêm võng mạc sắc tố. Lưu ý thêm, bệnh này có tính di truyền nên khi biết gia đình có người bị bệnh thì nên khám tầm soát.
Thứ năm, một số ca bệnh viêm võng mạc sắc tố kèm theo các vấn đề khác. Như: tật khúc xạ cận/viễn thị, đục thủy tinh thể hoặc phù hoàng điểm… Khi đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp phẫu thuật. Ví dụ như: phẫu thuật đục thủy tinh thể chẳng hạn.
Bên cạnh đó, một vài năm gần đây nhiều liệu pháp cấy ghép trị bệnh viêm võng mạc được nghiên cứu. Tuy rằng chưa thể khẳng định viêm võng mạc hay thoái hóa võng mạc có chữa được không… Thế nhưng các liệu pháp này mang lại nhiều lợi ích cho việc ngăn chặn thoái hóa và kích thích sự tái tạo võng mạc. Hy vọng trong tương lai gần sẽ tìm được phương pháp giúp ngăn ngừa và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!