Vừa cận thị vừa loạn thị có nguy hiểm không nhỉ? Đầu tiên phải khẳng định với các bạn rằng trường hợp bị cùng lúc cận và loạn thị không hề hiếm. Thực tế, loạn thị thường đi kèm với cận/viễn thị. Thế nên không phải chỉ mình bạn mà nhiều người cũng bị tình trạng này.
Cũng giống như các tật khúc xạ khác, cận loạn thị ảnh hưởng đến tầm nhìn, dễ tăng độ và có nguy cơ biến chứng. Vậy nên cần chú ý chăm sóc mắt để sớm nhận biết dấu hiệu và khắc phục kịp thời. Để hiểu rõ hơn, tham khảo bài viết dưới đây của Butitan nhé!
Vừa cận thị vừa loạn thị có nghĩa là gì?
Cận loạn thị là gì? Từ tên gọi có thể hiểu đây là tình trạng mắt bị cùng lúc hai tật khúc xạ cận và loạn thị. Về cơ bản, cận nhìn xa mờ và loạn thị nhìn mờ mọi khoảng cách. Thế nên, biểu hiện cận loạn thị nhìn chung sẽ là: giảm thị lực, mắt nhức mỏi, nhạy cảm với ánh sáng…
Vậy vừa cận vừa loạn có nguy hiểm không? Theo tìm hiểu, cận loạn được chia thành 4 loại là: loạn thị cận đơn, loạn thị cận đơn nghịch, loạn thị cận đơn chéo và loạn thị cận kép. Trong đó, loạn thị cận kép được đánh giá là nghiêm trọng. Để điều trị cần có phác đồ khoa học mới mong cải thiện thị lực. Mặt khác, nếu độ cận loạn cao hoặc lệch độ hai mắt thì nguy cơ cao xảy ra biến chứng như: nhược thị, lác mắt… Thậm chí dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài cận loạn, nhiều người còn thắc mắc có thể vừa cận thị vừa viễn thị không? Hay vừa cận thị vừa loạn thị có đi nghĩa vụ không?
Giải đáp câu hỏi thứ nhất, các bác sĩ cho biết không thể bị cận và viễn thị cùng lúc. Bởi lẽ nguyên nhân tạo thành hai tật khúc xạ này là hoàn toàn khác nhau.
Còn về vấn đề thứ hai, công dân tham gia khám tuyển để biết chính xác độ cận loạn và tình trạng sức khỏe chung. Từ đó có kết luận sức khỏe đạt loại mấy. Nếu đạt loại 1, 2 và 3 thì đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định hiện hành.
Vừa cận vừa loạn đeo kính như thế nào?
Vừa cận vừa loạn nhẹ có nên đeo kính? Để bảo vệ mắt và kiểm soát độ cận loạn hiệu quả thì nên dùng kính. Tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có cách chọn và dùng kính khác nhau. Nếu độ nhẹ dưới 1 diop thì chỉ cần dùng kính khi tập trung làm việc, đọc sách hay di chuyển ngoài trời… Còn với độ cận loạn nặng thì dùng kính là bắt buộc.
Theo tìm hiểu, cận loạn chia thành 4 loại và tròng kính sẽ dựa vào thông tin này để lựa chọn. Cụ thể hơn:
– Loạn thị cận đơn: Dùng kính phân kì trục nằm ngang.
– Loạn cận thị đơn nghịch: Dùng kính phân kỳ trục đứng dọc.
– Loạn cận thị đơn chéo: Dùng kính phân kỳ trục chéo.
– Loạn cận thị kép: Đây là loạn cận khá nặng và cần điều chỉnh kép để nhìn rõ hơn.
Hiện nay, có khá nhiều hãng kính phân phối tròng kính dành cho người vừa cận thị vừa loạn thị. Nguyên tắc chung là sử dụng công nghệ cao để ép nhiều loại thấu kính lại với nhau. Do đó, độ cận loạn càng nặng thì mắt kính càng dày. Muốn giảm trọng lượng kính thì phải dùng kính chiết suất cao.
Sau khi biết đáp án vừa cận vừa loạn có nên đeo kính không thì chắc hẳn ai cũng tò mò về giá cả. Thông thường cùng một dòng kính, nếu có thêm độ loạn mức giá bán sẽ “nhỉnh hơn” một chút so với tròng kính chỉ có độ cận. Tầm giá tròng kính cận loạn từ vài trăm đến vài triệu đều có. Trường hợp muốn dùng kính áp tròng loạn thị hay cận loạn thị thì phải đặt riêng. Bởi vì các cửa hàng kính phân phối kính áp tròng có sẵn độ cận mà thôi.
Vừa cận thị vừa loạn thị có mổ được không?
Vừa cận thị vừa loạn thị nếu tình trạng quá nặng có thể cân nhắc đến phẫu thuật mắt. Khi đó, bạn cần tìm đến các bệnh viện chuyên nhãn khoa có dịch vụ phẫu thuật tật khúc xạ chuyên nghiệp uy tín… Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm (nếu cần)… Sau đó sẽ đưa ra phương án phẫu thuật tốt nhất để cải thiện tình trạng mắt.
Hiện tại, điều trị cận loạn thị bằng tia laser được nhiều người chọn vì an toàn và hiệu quả. Chi phí mổ mắt cận loạn dao động từ 20 – 90 triệu đồng/ca tùy theo công nghệ phẫu thuật.
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Vừa cận thị vừa loạn thị đeo kính như thế nào?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!