Bảng đo thị lực và cách đo chính xác nhất

Bảng đo thị lực là một trong những công cụ hữu hiệu để dành cho những ai đang gặp vấn đề về tật khúc xạ mắt. Bảng đo thị lực bao gồm những loại nào? Có cách nào để đo thị lực chính xác nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mẫu bảng đo thị lực chuẩn

Hiện nay, có 4 loại bảng đo thị lực tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện cũng như các phòng khám mắt. Mỗi loại bảng đo phù hợp với từng đối tượng.

Bảng Snellen

Bảng đo thị lực Snellen gồm ký hiệu trên bảng là các chữ cái có kích thước khác nhau, được trình bày thành nhiều hàng và nhỏ dần từ trên xuống dưới. Người được khám cần đọc tên các chữ cái mà người khám chỉ đến. Đây là loại bảng chữ cái chỉ dùng được đối với những người biết chữ.

Bảng Landolt

Đây là loại bảng phổ biến chỉ có 1 ký hiệu thử là một vòng tròn có khe hở với nhiều kích thước khác nhau, hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới), người khám cần chỉ ra hướng của khe hở để có thể đánh giá được thị lực của mắt. Khác với loại bảng Snellen bảng đo thị lực Landolt có thể dùng cho mọi đối tượng.

Một số mẫu bảng đo thị lực phổ biến
Một số mẫu bảng đo thị lực phổ biến

Bảng đo thị lực hình

Bảng đo thị lực hình bao gồm các hình ảnh con vật hoặc đồ vật theo kích thước khác nhau, được trình bày theo kích thước giảm dần từ trên xuống dưới. Bảng thị lực này được dùng cho trẻ em đã nhận biết được các loại đồ vật hoặc người không biết chữ.

Bảng đo thị lực chữ E

Đúng như tên gọi, bảng đo thị lực này bao gồm các chữ E có kích thước khác nhau và được trình bày nhỏ dần từ trên xuống dưới. Người đọc cần đọc hoặc chỉ hướng của chữ E theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bảng đo thị lực này áp dụng cho mọi đối tượng.

Cách dùng bảng đo thị lực chính xác nhất

Tùy theo bảng đo và cách đo, hiện nay sẽ có nhiều cách ghi chỉ số thị lực khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng quy đổi ra thị lực mẫu 10 bằng cách chia tỉ lệ tương ứng. Để tiến hành đo thị lực một cách chính xác nhất, người dùng cần đứng ở vị trí cách bảng đo thị lực 5m. Thị lực tốt được đánh giá 10/10 nếu người bệnh có thể nhìn thấy và đọc rõ các ký tự trên bảng.

–              Thị lực từ 8/10 trở lên đạt thị lực tốt.

–              Thị lực 2/10 đến 7/10: thị lực trung bình.

–              Thị lực từ ĐNT 2M đến 1/10: thị lực kém.

–              Thị lực nhỏ hơn ĐNT 1M: thị lực kém.

–              Thị lực ST: mù lòa.

Cách dụng bảng đo thị lực cho kết quả chính xác nhất
Cách dụng bảng đo thị lực cho kết quả chính xác nhất

Kết quả đo thị lực thường tương đối chính xác, có rất nhiều các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả đo thị lực.

–              Bảng đo không đạt tiêu chuẩn, độ kém sáng không đảm bảo được độ tương phản cần thiết.

–              Một số người dù không nhìn rõ ký hiệu trên bảng đo nhưng do phán đoán đúng sẽ khiến kết quả khám thị lực không được chính xác.

–              Một số các loại bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc,… có thể gây mờ mắt tạm thời. Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng đánh giá sai kết quả thị lực.

Trên đây là một số mẫu bảng đo thị lực phổ biến cũng như cách dùng bảng đo một cách chính xác. Hy vọng bạn sẽ chọn cho mình một loại bảng đo phù  hợp để có được kết quả chính xác nhất.