Bị giác mạc chóp khá hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/2000. Thế nhưng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Theo ghi nhận, đa số các ca bệnh xuất hiện từ độ tuổi 10 đến 25 tuổi. Tình trạng bệnh tiến triển chậm trong 10 năm hoặc lâu hơn.
Vậy bị giác mạc chóp có những dấu hiệu gì? Liệu có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Xem ngay bài viết dưới đây của Butitan để có hiểu hơn về bệnh này nhé!
Nguyên nhân giác mạc hình chóp
Giác mạc chóp là gì? Đây là tình trạng lồi ra của giác mạc khiến nó có hình chóp hay hình nón. Theo chia sẻ từ các nhà khoa học, bệnh giác mạc chóp là do các sợi protein nhỏ trong mắt (collagen) vốn làm nhiệm vụ giữ giác mạc ở đúng vị trí nhưng lại bị yếu đi. Hậu quả là giác mạc không có hình dáng bình thường mà ngày càng biến dạng thành hình chóp.
Nói về nguyên nhân bị giác mạc chóp thì đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể. Tuy nhiên, nếu dựa vào thống kê từ các ca bệnh có thể “khoanh tròn” một số đối tượng có nguy cơ bị giác mạc hình chóp. Cụ thể hơn:
– Nếu gia đình có người bị bệnh này thì thế hệ sau cũng có thể bị mắc bệnh. Thêm nữa, những người bị các bệnh lý dị ứng như: viêm do dị ứng, hen suyễn, Eczema… Có thể phá vỡ mô giác mạc gây ra bệnh giác mạc chóp.
– Độ tuổi dễ bị bệnh giác mạc chóp là từ tuổi thiếu niên cho đến 30 tuổi. Có điều, cũng có số ít bệnh nhân có thể bị sớm hoặc muộn hơn ngoài 40 tuổi.
– Có mối liên hệ nhất định giữa bệnh giác mạc hình chóp và các loại bệnh toàn thân. Như là: hội chứng Down, hội chứng Ehlers-Danlos, khiếm khuyết tạo xương và viêm võng mạc sắc tố….
– Thói quen dụi mắt nếu lặp lại trong thời gian dài sẽ làm tổn thương mắt, gây ra bệnh giác mạc chóp.
– Một thống kê trên 16.000 người bệnh cho thấy tỷ lệ người da đen hoặc gốc La tinh bị bệnh giác mạc chóp cao hơn người da trắng.
Dấu hiệu giác mạc chóp
Nhìn chung, các triệu chứng bệnh sẽ thay đổi theo các giai đoạn giác mạc chóp. Dễ hiểu hơn:
– Mắt nhìn mờ và thị lực thay đổi theo tiến triển bệnh. Dù đeo kính vẫn không nhìn rõ nên phải thay đổi kính thường xuyên.
– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi nhìn đèn. Nếu di chuyển ban đêm sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến việc lái xe.
– Mắt đột ngột xuất hiện làn mây mờ hoặc thị lực suy giảm nhanh. Một số trường hợp bệnh nhân bị tầm nhìn đôi nghĩa là nhìn 1 vật thành 2.
– Nhìn xa hay gần đều mờ nhòe, có cảm giác quầng sáng quanh bóng đèn đang bật.
Về cơ bản, các tật khúc xạ hay các bệnh lý về mắt có nhiều dấu hiệu tương đồng. Để xác định mắt đang gặp vấn đề gì thì cách duy nhất là kiểm tra tại các cơ sở y tế. Đừng chủ quan để không phải hối hận về sau nhé!
Bị giác mạc chóp có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?
Thực tế, có rất nhiều trường hợp bị bệnh giác mạc chóp nhưng chẩn đoán nhầm thành bệnh lý khác. Từ đó dẫn đến việc điều trị giác mạc chóp sai cách khiến bệnh tiến triển nặng. Ngoài việc làm giảm thị lực, bệnh giác mạc hình chóp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khác. Như là: sẹo giác mạc, mù lòa…
Vậy giác mạc chóp có chữa được không? Chi phí điều trị giác mạc chóp có đắt?
Thứ nhất, mức độ bệnh nhẹ sẽ dùng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm để khắc phục tình trạng nhìn mờ. Tiếp đến, khi bệnh tiến triển tới giai đoạn tiếp theo thì dùng kính áp tròng cứng để củng cố giác mạc và cải thiện thị lực. Một số phương pháp khác cũng được dùng là: kính áp tròng tổng hợp, kính áp tròng Scleral… Lưu ý là dùng kính áp tròng cứng hoặc Scleral chỉ được bán theo toa của bác sĩ.
Thứ hai, mức độ bệnh giác mạc hình chóp nặng thì có thể cân nhắc phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh giác mạc hình chóp bao gồm: đặt vòng implant trong giác mạc, ghép giác mạc. Chi phí sẽ tùy vào phương pháp phẫu thuật được bác sĩ chỉ định.
Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!