Thuốc nhỏ đau mắt đỏ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu khi bị bệnh và hỗ trợ quá trình phục hồi mắt. Hiện nay, các loại thuốc này được bán nhiều tại các cơ sở y tế và tiệm thuốc. Thế nhưng, nếu tự ý mua và sử dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thậm chí bệnh lâu khỏi mà còn gây hại mắt.
Vậy thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào được dùng phổ biến? Sử dụng và bảo quản thế nào để không gây hại mắt? Cùng Butitan đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ loại nào dùng phổ biến hiện nay?
Thông thường, bị đau mắt đỏ 1 bên sẽ nhanh chóng lây sang bên mắt còn lại. Ngay cả khi đã hết bệnh thì vẫn có nguy cơ bị lây bệnh từ người khác. Dù rằng đây không phải là bệnh nguy hiểm, hiếm có trường hợp bị biến chứng giảm thị lực… Thế nhưng, việc bị đau mắt đỏ nhiều lần và kéo dài nhiều người sẽ ảnh hưởng đến thị giác. Chưa kể nó còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.
Cách chữa đau mắt đỏ sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu như bị đau mắt đỏ do vi rút thì có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần mà không cần dùng thuốc. Ngược lại, nếu bị bệnh do vi khuẩn hoặc dị ứng thì cần dùng thuốc chữa đau mắt đỏ hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ thường xuất hiện trong đơn thuốc.
Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid
Sản phẩm đặc trị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như: mắt châm chích nhẹ, ngứa, nổi ban trên mắt… Nếu dùng lâu dài có nguy cơ gây nhiễm trùng thứ phát. Thế nên cần dùng đúng liều lượng và chỉ dẫn từ bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm Ciprofloxacin
Sản phẩm này có nhiều dạng như: viên nén, thuốc tiêm, thuốc mỡ và thuốc nhỏ đau mắt đỏ. Công dụng của thuốc là giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn (kể cả kháng khuẩn) gây đau mắt đỏ. Lưu ý thêm, liều dùng Ciprofloxacin phải tuân theo nghiêm ngặt yêu cầu từ bác sĩ. Tác dụng của thuốc khá mạnh và thường giảm triệu chứng đau mắt đỏ chỉ sau 2 – 3 ngày.
Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ Tobrex
Thành phần thuốc chứa hoạt chất chính là Tobramycin. Sản phẩm được chỉ định cho các trường hợp điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra. Thuốc Tobrex được điều trị theo dạng nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Thường dùng dạng thuốc nhỏ mắt vào buổi sáng và thuốc mỡ vào buổi tối. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc Tobrex an toàn với cả trẻ em và người lớn.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ khác
Nước muối sinh lý được xem là thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ cho trẻ em an toàn nhất. Sản phẩm này giúp làm dịu mắt, làm sạch và hạn chế tình trạng ghèn quanh mắt. Bên cạnh đó, nước mắt nhân tạo cũng giúp giảm khô mắt – Một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị đau mắt đỏ.
Ngoài ra, thuốc nhỏ đau mắt đỏ như: Neomycin, Levofloxacin hay thuốc kháng Histamine… Cũng được kê đơn cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc do dị ứng. Nếu không có kinh nghiệm trong việc điều trị, hãy thu xếp thời gian đến các cơ sở y tế. Dựa vào kết quả kiểm tra sẽ biết được nên dùng thuốc gì, liều lượng thế nào để hết bệnh nhanh mà không hại mắt.
Đau mắt đỏ uống kháng sinh gì?
Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất không phải là đắp lá trầu, đắp lá diếp cá hay xông tinh dầu đâu nhé! Cách chữa bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh cá nhân và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vậy ngoài thuốc nhỏ thì nên uống kháng sinh loại nào để trị đau mắt đỏ?
Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ cho biết bị bệnh này chỉ cần dùng thuốc nhỏ đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ tại chỗ là được. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây hại mắt. Thậm chí làm giảm thị lực và gây lờn thuốc.
Thay vì tìm thuốc kháng sinh, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm chức năng tốt cho mắt. Có điều, dù là thuốc gì đi nữa cũng không nên tự ý mua. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra sản phẩm phù hợp với mình.
Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!