Gọng kính bị gãy chốt là một trong những sự cố thường gặp khi dùng kính. Khi đó, người dùng đứng trước hai lựa chọn. Đó là mua mới thay thế hoặc sửa chữa. Tất nhiên, chọn phương án nào còn tùy vào tình trạng gọng kính.
Vậy gọng kính bị gãy chốt xử lý thế nào là đúng nhất? Câu hỏi này sẽ được Butitan giải đáp ngay dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Gọng kính bị gãy chốt sửa thế nào?
Thứ nhất, gọng kính bị gãy có thể tự sửa tại nhà. Để làm được điều đó bạn cần chuẩn bị dụng cụ và xem xét vị trí gãy. Nếu chốt bị gãy là ốc vít thì có thể thay thế bằng vít khác. Tuy nhiên, rất khó để chọn được loại vít phù hợp vì mỗi gọng kính thiết kế khác nhau sẽ sử dụng loại vít kích cỡ khác nhau. Trường hợp không có sẵn vít thì có thể dùng thay kẽm mỏng hoặc que tăm để “chữa cháy” tạm thời.
Thứ hai, gọng kính bị gãy chốt có thể dùng keo dán lại. Thế nhưng, dán gọng kính bằng keo 502 có nhược điểm là khiến cố định không thể gập mở được nữa. Hơn nữa, cách này chỉ dùng với gọng nhựa hoặc gỗ mà thôi. Nếu gọng kính kim loại hoặc titan thì dùng keo dán không đạt hiệu quả cao.
Thứ ba, sửa gọng kính bị gãy chốt nên mang đến tiệm kính. Những cửa hàng này có đủ phụ kiện và tay nghề để sửa chữa sao cho thẩm mỹ nhất. Đặc biệt, những trường hợp cần hàn gọng kính titan bị gãy phải đến tiệm kính chứ không thể tự hàn tại nhà. Sau khi hoàn thành, các bạn còn được bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên đừng lo lắng gọng kính bị gãy chốt sửa bao nhiêu tiền vì đó là cách tốt nhất.
Khi nào nên thay mới gọng kính?
Kính bị gãy gọng có sửa được không còn tùy vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố có tính quyết định phải kể đến tình trạng hư hỏng. Dễ hiểu hơn, nếu gọng kính bị gãy phần bản lề, gãy cầu kính hoặc nhiều vị trí khác… Thế thì không cần sửa mà nên mua gọng mới. Bởi lẽ nhưng vị trí này một khi đã gãy thì gọng kính “yếu” đi và dễ bị gãy tiếp. Nói cách khác, giá sửa gọng kính nhiều lần còn đắt hơn tiền mua gọng kính mới. Đó là chưa kể đến tính thẩm mỹ đấy nhé!
Ngoài ra, một số trường hợp gọng kính nhựa bị gãy chốt do sự thay đổi về cấu trúc gương mặt. Theo nghiên cứu, sau tuổi dậy thì cấu trúc gương mặt gần như không thay đổi. Nói cách khác, trẻ em dưới độ tuổi dậy thì nếu dùng kính mắt thì chắc chắn phải thay đổi size gọng nhiều lần. Do đó, khi gọng kính bị gãy chốt thì không thể loại bỏ nguyên nhân là do sự thay đổi dáng mặt. Lúc này, đừng sửa gọng mà hãy thay luôn gọng kính mới vừa vặn dáng mặt.
Làm thế nào để hạn chế gọng kính bị gãy chốt?
Thứ nhất, bạn nên dùng hai tay để đeo và tháo kính đúng cách. Như vậy sẽ tránh áp lực lên gọng kính và giảm nguy cơ gãy chốt. Thêm nữa, đừng cài kính lên tóc vì thói quen này khiến gọng kính dễ bị rộng và nứt gãy.
Thứ hai, đặt kính vào hộp đựng khi không sử dụng. Đặc biệt, không úp gọng kính xuống mặt bàn hoặc kẹp trong sách báo, tài liệu… Lỡ chẳng may kính bị đè, bị rơi và va đập mạnh sẽ làm hỏng kính. Hơn nữa, hãy tránh đặt kính ở nơi có nhiệt độ cao vì nó có thể gây biến dạng gọng.
Thứ ba, chọn kính chất liệu tốt và thường xuyên kiểm tra ốc vít. Nếu phát hiện gọng kính rộng, lệch hoặc có dấu hiệu nứt thì nên xử lý càng sớm càng tốt.
Thứ tư, vệ sinh gọng kính đúng cách bằng khăn và nước lau kính chuyên dụng. Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hỏng gọng kính.
Thực tế, muốn dùng lâu bền và tránh gọng kính bị gãy chốt chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người dùng kính. Một chiếc gọng kính bình dân giá cũng tầm 350.000 VND – 500.000 VND. Tuy rằng số tiền này không lớn nhưng thay đổi gọng kính nhiều lần sẽ tiêu tốn tiền bạc không nhỏ. Hãy tiết kiệm khoản phí này bằng cách dùng và bảo quản kính đúng cách. Không hề khó đúng không nào?
Tại TPHCM nên mua kính chính hãng đúng giá ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt. tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!