Gãy gọng kính phải làm sao? Gặp phải câu hỏi này, có người lựa chọn sửa; có người lại quyết định mua luôn gọng mới. Vậy đáp án của bạn là gì nào? Nên sửa rồi dùng tiếp hay “mượn dịp” thay kính mới để đổi phong cách?
Gãy gọng kính chính hãng được miễn phí sửa chữa?
Chiếc kính dù xịn đến đâu đi nữa một khi đã dùng thì chắc chắn sẽ có lúc gặp sự cố. Trong đó, thường hay gặp nhất là các lỗi như: gọng kính bị gãy chốt, gãy gọng, lỏng hoặc mất ốc vít… Với những lỗi nhỏ thì dễ xử lý, có khi tự sửa tại nhà cũng được. Nhưng gặp phải những lỗi “to đùng” như gãy gọng chẳng hạn… Đừng “dại” mà áp dụng các cách sửa gọng kính gãy tại nhà nhé!
Đặc biệt, những mẫu gọng kính làm bằng: titan, nhôm, hợp kim nhôm… Thì không nên tìm cách tự sửa mà hãy mang đến tiệm kính.
Cũng giống như các sản phẩm khác, gọng kính chính hãng có quy định về thời gian bảo hành. Có điều, chính sách này chỉ áp dụng khoảng 3 – 6 tháng với lỗi phát sinh từ nhà sản xuất. Nói cách khác, nếu gọng kính đã dùng vài tháng và bị gãy do ngoại lực tác động… Vậy thì khoản phí sửa hoặc thay gọng kính bị gãy giữ tròng sẽ do bạn chi trả 100%.
Do đó, nếu không biết gãy gọng kính phải làm sao? Nên sửa hay nên bỏ đi mua gọng mới thì 3 thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác.
3 điều cần nhớ khi chọn sửa gọng kính bị gãy
Thứ nhất, dán gọng kính bằng keo 502 hay hàn gọng kính đều để lại vết tích. Có thể đó chỉ là một vết mờ phải nhìn kỹ mới thấy. Hoặc cũng có thể phương pháp hàn nhiệt để lại những vết cháy xém, gờ nổi tại vị trí hàn… Dễ hiểu hơn, chiếc kính sau khi sửa không thể đẹp như mới mua. Với những người có yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ thì khó chấp nhận điều này.
Thứ hai, gãy gọng kính phải làm sao còn tùy vào vị trí gãy. Bởi lẽ, không phải tất cả các trường hợp đều sửa được. Ví dụ như: gãy gọng kính nhựa không thể hàn vì nhiệt độ cao làm biến dạng gọng kính. Hay như gọng kim loại gãy cầu gọng tuy hàn được nhưng sẽ “xấu” vì ở ngay chính diện. Chưa hết, những vị trí có tính kết nối như: cầu gọng, bản lề, gọng kính nhựa bị gãy chốt… Dù có sửa cũng sẽ yếu và dễ bị gãy tiếp ở chỗ cũ.
Thứ ba, chọn hàn gọng hay mua keo dán gọng kính kim loại đều tốn một khoản phí. Nói cách khác, nếu gọng kính còn mới, chỉ bị gãy một chỗ thì có thể sửa để tiết kiệm tiền. Nhưng nếu gọng kính gãy nhiều chỗ thì phí sửa tăng lên, có khi còn bằng tiền mua gọng mới. Lúc này, sửa gọng không phải là cách tối ưu mà nên thay gọng kính bị gãy.
Gãy gọng kính phải làm sao? Sửa gọng có đắt không?
Kính bị gãy gọng có sửa được không? Nếu chưa rõ đáp án thì cách duy nhất là mang kính ra tiệm nhờ sửa. Hiện tại hầu hết các cửa hàng kính đều có dịch vụ sửa chữa gọng kính. Chỉ là chi phí mỗi nơi sẽ khác biệt đôi chút mà thôi.
Theo tìm hiểu, chi phí hàn gọng dao động từ 50.000 VND – 200.000 VND/mối hàn tùy chất liệu. Gãy gọng kính kim loại làm từ chất liệu hợp kim thì giá sửa thường dưới 150.000 VND. Riêng các mẫu kính titan thì đắt hơn, có khi lên đến 200.000 VND hoặc hơn. Chính vì thế, tùy tình trạng gãy hỏng và giá trị chiếc kính – Hãy cân nhắc nên sửa hay mua mới để không phí tiền nhé!
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều mẫu gọng đẹp tầm giá dưới 1 triệu. Nếu chiếc kính không thể sửa, bạn hoàn toàn có thể chọn cách thay gọng giữ tròng. So với gọng kính, nhiều mẫu tròng còn đắt tiền hơn. Thế nên giữ tròng và tìm một chiếc gọng kính có form phù hợp cũng được xem là giải pháp tiết kiệm đấy!
Trên đây là một vào thông tin giúp giải đáp câu hỏi “Gãy gọng kính phải làm sao? Sửa gọng có đắt không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh