Cận nặng có bị mù không? Cách hạn chế tăng độ cận thị

tham-kham-suc-khoe-dinh-ky-6-thang-lan-3110

Cận thị là một tật khúc xạ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt là ở trẻ em với diễn biến gia tăng nghiêm trọng. Trên thế giới, ở châu Âu và Châu Mỹ tỉ lệ người mắc cận thị chiếm khoảng 30 đến 40%. Còn ở châu Á là 80%, riêng Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có tỷ lệ mắc cận thị tăng cao. Vậy cận nặng có bị mù không? Cách hạn chế tăng độ cận thị là gì? Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn điều đó. 

Phân loại mức độ cận thị

Cũng như các tật khúc xạ khác, cận thị sẽ được đo bằng diop (D), còn gọi là độ. Những đơn vị tương tự được dùng để đo công suất quang học của kính đeo mắt và kính áp tròng. Thông thường, độ cận thị sẽ được phân thành các loại như sau:

  • Cận thị nhẹ: Mức độ cận giao động từ -0.25 đến -3.00 D
  • Cận thị trung bình: Mức độ cận giao động từ -3.25 đến -6.00 D
  • Cận thị nặng: Mức độ cận lớn hơn -6.00 D

Đối với cận thị nhẹ thường sẽ không làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe ở mắt. Tuy nhiên, với cận thị trung bình và cận thị nặng thì khác. Nó có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, kết quả có thể gây mù mắt. 

Thực tế đã có nhiều trường hợp bị cận nặng hay rất nặng dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Kết quả mắc phải bệnh đục thủy tinh thể, mù lòa. Người lớn bị cận thị nặng thường là khi họ bị cận từ lúc còn nhỏ. Và mức độ cận thị sẽ tiến triển từ năm này sang năm khác. 

Như vậy, nếu được hỏi cận nặng quá có bị mù không chúng tôi sẽ trả lời ra Có. Trường hợp đó sẽ xảy ra nếu như bạn không biết cách khắc phục và điều trị kịp thời. Ngay từ ban đầu, nếu thấy có những biểu hiện mắc tật cận thị cần ngăn ngừa sớm. Đồng thời tránh để tật cận thị tiến triển quá nhanh bởi sẽ gây nhiều ảnh hưởng về sau. 

can-thi-nhe-khong-qua-nghiem-trong-cho-doi-mat-3110
Đối với cận thị nhẹ thường sẽ không làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe ở mắt

Mối nguy hiểm khi cận nặng trên 6 độ

Khi bị cận, đặc biệt là cận nặng trên 6 độ có thể dẫn đến những mối nguy hiểm sau:

Đục thủy tinh thể

Trong một vài nghiên cứu gần đây về hiện tượng đục thủy tinh thể cho thấy: Người bị cận nặng sẽ có khuynh hướng mắc bệnh đục thủy tinh thể sớm hơn người bị cận nhẹ hay mắt bình thường.

Độ cận thị tiến triển rất nhanh

Thực tế cho thấy, những đứa trẻ cận thị phải đeo kính để đi học, nhìn bảng trong lớp. Sau vài năm thì độ cận của chúng sẽ tăng lên. Đặc biệt, đứa trẻ thích đọc sách, truyện có nguy cơ bị tiến triển cận thị nhanh hơn bình thường.

Tăng nhãn áp (Glocom)

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ có cận nặng mới mắc bệnh tăng nhãn áp thì bạn đã sai lầm. Những người bị cận thị nhẹ, cận thị trung bình cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Nó tăng gấp 2 đến 3 lần so với người không bị cận thị. 

bi-can-tren-0.75-do-nen-deo-kinh-can-3110
Thực tế cho thấy, những đứa trẻ cận thị phải đeo kính để đi học, nhìn bảng trong lớp

Cách hạn chế tiến triển độ cận thị của mắt

Sau khi giải đáp được việc cận nặng có bị mù thì bạn có thể hiểu vì sao nên học cách để làm chậm tiến trình phát triển của cận thị.

  • Phải đi khám định kỳ hàng năm ít nhất 1 lần. Qua đó các bác sĩ nhãn khoa sẽ theo dõi mắt bé có tiến triển bình thường hay không. Đồng thời cũng kịp phát hiện ra tật cận thị. Điều này giúp bạn kịp thời ngăn chặn sự phát triển, tránh nguy cơ mất thị lực. 
  • Nếu đôi mắt của bạn tăng độ nhanh chóng thì cần phải trao đổi với bác sĩ. Bạn xem xét có nên dùng kính áp tròng Ortho-k hay các biện pháp để kiểm soát cận thị không. 
  • Những người bị cận nặng có thể phẫu thuật lasik hay phẫu thuật khúc xạ laser. Đây là cách chữa cận thị hoàn toàn mà không cần phải đeo mắt kính hay kính áp tròng. 
tham-kham-suc-khoe-dinh-ky-6-thang-lan-3110
Nếu đôi mắt của bạn tăng độ nhanh chóng thì cần phải trao đổi với bác sĩ

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn biết được cận nặng có bị mù không. Đồng thời cũng đưa ra giải pháp hạn chế tình trạng mắt cận nặng hơn. Hy vọng qua đây bạn có thể nắm rõ phương pháp bảo vệ mắt hiệu quả. 

Thùy Duyên