Cách đo thị lực phổ biến nhất hiện nay được nhiều người áp dụng

Hiện nay, có nhiều cách đo thị lực khác nhau. Và để kiểm chứng xem phương pháp nào hiệu quả nhất cho mình không phải điều dễ dàng. Sau đây là thông tin về bảng thị lực và đặc điểm các phương pháp đo thị lực phổ biến. Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình. 

Bảng thị lực

Bảng thị lực được áp dụng trong nhiều phương pháp đo thị lực khác nhau. Cũng có không ít bảng thị lực được sử dụng trên lâm sàng. 

Bảng Snellen

Đặc điểm của loại bảng này là có nhiều chữ khác nhau. Muốn áp được phương pháp đo thị lực này đòi hỏi bệnh nhân phải biết đọc chữ. Khả năng phân biệt chữ cái có thể là khác nhau. Chẳng hạn mọi người hay nhầm lẫn chữ D với chữ O. Hoặc chữ L hay bị nhầm lẫn với nhiều chữ khác. 

Bảng Landolt

Cách đo thị lực mắt bằng bảng Landolt cũng có nhiều điểm đặc biệt. Theo đó, trên bảng chỉ có một kiểu chữ để thử là một vòng tròn. Tuy nhiên, ở vòng tròn này có khe hở hướng trên, dưới, trái, hoặc phải. Bệnh nhân khi đi kiểm tra thị lực phải chỉ ra được hướng khe hở của vòng tròn. Đây là cách đo thị lực tại nhà có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, người không biết chữ.

Bảng chữ E

Theo đó, bệnh nhân cũng cần phải phân biệt được hướng của chữ E. Cách đo thị lực chuẩn này dễ áp dụng cho trẻ nhỏ. Bởi có thể dùng một hình chữ E bằng nhựa cứng để bệnh nhân cầm tay. Tiếp đó là đối chiếu với chữ ở trên bảng thị lực. 

Bảng hình

Đây là loại bảng có các chữ thử bệnh nhân là đồ vật hoặc nhiều loại động vật khác nhau. Cách đo thị lực của mắt này thích hợp áp dụng cho trẻ nhỏ. 

cach-do-thi-luc-don-gian-2609
Bảng thị lực được áp dụng trong nhiều phương pháp đo thị lực khác nhau

Những cách đo thị lực phổ biến hiện nay

Đo thị lực xa

Bệnh nhân sẽ được đưa vào bên trong phòng tối. Khoảng cách đo thị lực từ mắt đến bảng đo là 5m để tránh điều tiết. Nếu cách đo thị lực bằng máy chiếu thì khoảng cách này có thể thay đổi. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh kích thước của chữ sao cho phù hợp. Yêu cầu của bảng thị lực này là phải có đủ độ sáng. Những chữ ở trên bảng cũng phải tương phản tốt và đồng nhất. 

Người đo mắt sẽ che mắt trái của bệnh nhân. Lưu ý, loại vật che này không che kín mắt trái, cũng không ấn vào mắt bệnh nhân khi đo. Yêu cầu bệnh nhân đọc từng chữ theo hướng hở của vòng tròn hay tên chữ cái. Đọc theo chiều từ trái sang phải rồi ngược lại. Lần lượt các dòng từ trên xuống dưới đến khi đọc được trên một nửa số chữ thử của dòng. 

Tiếp tiếp che mắt phải của bệnh nhân và làm tương tự như trên. Sau đó để bệnh nhân mở cả hai mắt, thử thị lực của hai mắt đồng thời cùng lúc. Ghi lại kết quả của từng mắt của bệnh nhân. Cách ghi kết quả đo thị lực như sau: MP 6/10, MT 10/10, MP và MT 10/10.

Đo thị lực với kính lỗ

Ngoài cách dùng bảng đo thị lực bạn có thể áp dụng đo thị lực với kính lỗ. Loại kính này được dùng để che mắt có một hoặc nhiều lỗ. Bên cạnh đó, nó có thể là vật dụng che màu đen như mắt kính thử ở giữa với lỗ nhỏ. Dùng kính lỗ giúp phân biệt giảm thị lực do tổn thương đáy mắt hay thể thủy tinh nhanh chóng. 

Hướng dẫn cách đo thị lực bằng kính lỗ như sau: Che một bên mắt không cần thử của bệnh nhân. Đặt kính lỗ trước mắt cần thử rồi điều chỉnh lại vị trí kính lỗ. Đảm bảo vị trí điều chỉnh giúp bệnh nhân có thể nhìn thấy chữ thử rõ nhất là được. 

Yêu cầu bệnh nhân đọc các hàng chữ lần lượt trừ trên xuống. Đến hàng chữ nhỏ nhất thấy được và ghi lại kết quả. Từ đó có thể xác định thị lực của bệnh nhân như thế nào.

Đo thị lực gần

Cách đo thị lực nhìn gần là cho bệnh nhân đeo kính đọc sách phù hợp. Bảng thị lực sẽ được đặt gần mắt với khoảng cách từ 33cm đến 35cm, đảm bảo đủ ánh sáng. Che mắt trái của bệnh nhân và cho bệnh nhân đọc các chữ ở dòng nhỏ nhất của bảng. Tiếp đó, che mắt phải của bệnh nhân rồi đo thị lực mái trái tương tự như mắt phải. Bỏ che hai mắt rồi đo thị lực cả hai. 

Lần lượt ghi thị lực từng mắt và cả hai. Chẳng hạn, P2 là đọc được dòng số 2 bảng Parinaud, J4 là đọc được dòng số 4 của Jaeger. Trường hợp 4/10 nghĩa là thị lực gần bằng với thị lực xa 4/10.

cach-do-thi-luc-bang-may-2609
Bảng thị lực sẽ được đặt gần mắt với khoảng cách từ 33cm đến 35cm, đảm bảo đủ ánh sáng

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo thị lực

Kết quả đo thị lực của Nhật hay đo thị lực bằng bảng chữ c liên quan đến yếu tố:

Độ sáng của phòng đo thị lực

Ánh sáng yếu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tế bào que, từ đó làm giảm thị lực bệnh nhân. Còn ánh sáng mạnh sẽ kích thích hệ thống tế bào nón, làm thị lực tăng. Ánh sáng của phòng thử thấp hơn 30 đến 40% so với độ sáng của bảng thị lực. Khi đó, mắt sẽ có cảm giác đỡ mỏi hơn rất nhiều.

Độ sáng của bảng thị lực

Thị lực sẽ được tăng nếu như bảng thị lực được chiếu sáng tốt. Cách đo thị lực bằng bảng thị lực lý tưởng nhất sẽ có độ sáng từ 1350 đến 1700 lux. Còn khi đọc chữ đen trên nền trắng thì độ sáng tốt nhất là 500 đến 650 lux.

Độ tương phản của chữ

Nếu chữ thử có sự tương phản tốt thì mắt cũng sẽ nhìn tốt hơn. Chẳng hạn, chữ đen trên nền trắng sẽ nhìn dễ hơn trên nền xanh. 

cach-do-thi-luc-bang-may-2609
Nếu chữ thử có sự tương phản tốt thì mắt cũng sẽ nhìn tốt hơn

Kích thước đồng tử

Khi mắt bị tật khúc xạ thì thị lực sẽ tăng trong điều kiện môi trường nhiều ánh sáng. Nguyên nhân là do ánh sáng tác động khiến đồng tử co lại. Từ đó nó làm giảm kích thước nhòe của võng mạc. Vì lý do này mà mọi người khi bị cận mà nheo mắt thì sẽ nhìn rõ hơn bình thường. 

Trên lâm sàng, khi thử thị lực bạn cũng có thể dùng kính lỗ tựa như một đồng tử nhân tạo. Nó có công dụng gia tăng thị lực cho người bị tật khúc xạ. 

Tuổi bệnh nhân

Cách đo thị lực cho trẻ mầm non sẽ khác với người lớn. Bởi người càng cao tuổi thì yêu cầu về độ sáng càng lớn. Trẻ em có thể dễ dàng đọc sách ở nơi nửa sáng nửa tối. Còn người lớn phải đọc ở nơi đủ ánh sáng. 

Các bệnh mắt

Kết quả đo thị lực có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân có một số bệnh lý về mắt. Cụ thể như bị giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch kính hay võng mạc không được bình thường,…

phuong-phap-do-thi-luc-2609
Kết quả đo thị lực có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân có một số bệnh lý về mắt

Ngày nay, số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng nhiều. Học cách đo thị lực, nắm chi tiết cách kiểm tra mắt bằng bảng đo thị lực rất cần thiết. Tất nhiên, thay vì thực hiện ở nhà bạn nên đến với bệnh viện, cơ sở uy tín. Được hỗ trợ của người có chuyên môn về nhãn khoa cũng như máy móc hiện đại. Khi ấy bạn mới đảm bảo kết quả chính xác nhất. 

Thùy Duyên