Bảng đo thị lực và các bước đo thị lực bạn nên biết

Bảng đo thị lực và các bước đo thị lực bạn nên biết

Bảng đo thị lực đã không còn xa lạ với những người đi khám mắt. Bảng khám thị lực này giúp cho bạn phát hiện được những bệnh lý về mắt để kịp thời chăm sóc, điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bảng chữ đo mắt cùng những bước đo thị lực theo đúng quy chuẩn.

Các loại bảng đo thị lực phổ biến hiện nay

Đánh giá, kiểm tra thị lực bao gồm cả thị lực xa và thị lực gần. Kiểm tra thị lực sẽ cho biết sự hoạt động của các tế bào trong mắt, hỗ trợ phát hiện các bệnh lý nhãn khoa. Muốn làm được điều này, trước hết bạn cần phải có bảng đo thị lực. Bảng đo thị lực hay còn gọi là bảng kiểm tra thị lực mắt là bước đầu tiên đánh giá, xác định tình trạng thị lực của mỗi người.

Hiện nay, có 4 loại bảng đo cận thị đang được sử dụng phổ biến ở các trung tâm, cơ sở y tế về nhãn khoa. Đó là: bảng Snellen, bảng Landolt, bảng chữ E và bảng hình. Trong đó, bảng Snellen, bảng Landolt, bảng chữ E là bảng chữ cái đo mắt cận thị.

Bảng Snellen – bảng chữ đo cận thị cho người biết chữ

Bảng Snellen là bảng đo thị lực gồm các ký hiệu là các chữ cái với nhiều kích thước to, nhỏ khác nhau, sắp xếp nhỏ dần từ trên xuống dưới. Người khám cần đọc chữ cái trên bảng chữ đo thị lực. Bảng này áp dụng cho đối tượng biết chữ.

Bảng Landolt – bảng đo mắt chữ C

Bảng đo mắt chữ C tức là bảng chỉ gồm một ký tự chữ C có khe hở hướng về bốn phía trái – phải – trên – dưới. Người khám cần đọc hướng của ký tự chỉ về mà mình nhìn được cho bác sĩ. Bảng chữ cái khám thị lực này áp dụng cho mọi đối tượng.

Bảng đo thị lực và các bước đo thị lực bạn nên biết
Bảng đo thị lực giúp xác định tình trạng mắt

Bảng chữ E – bảng chữ cái khi đi khám mắt

Bảng chữ E gồm một ký tự là chữ E được quay hướng khác nhau. Người khám cần đọc hướng của ký tự E cho bác sĩ. Đối với trẻ em khi sử dụng bảng khám thị lực này, trẻ có thể cầm chữ E nhựa, mô phỏng giống hình nhìn thấy trên bảng đo thị lực là được.

Bảng hình – bảng kiểm tra thị lực mắt dành cho trẻ em

Bảng hình sẽ gồm nhiều hình đồ vật hoặc thú vật với kích thước khác nhau. Người khám cần nói tên vật mình nhìn thấy. Bảng này thường sử dụng cho trẻ em.

Các bước đo thị lực với bảng đo độ cận của mắt

Bước 1: Bác sĩ sẽ giải thích về cách đo với bảng đo mắt cận thị. Ví dụ với bảng chữ đo cận thị Landolt (bảng chữ C), bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân cần đọc hướng của chữ C quay về hướng nào. Bệnh nhân có thể chỉ tay về phía đó để ra hiệu cho bác sĩ.

Bước 2: Đặt bảng đo thị lực ở môi trường đủ sáng, hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt người khám. Nếu thử thị lực ngoài trời thì nên để bệnh nhân đứng trước mắt trước.

Bước 3: Bệnh nhân được chỉ định đứng cách bảng đo độ cận của mắt với khoảng cách ghi sẵn trên bảng.

Bước 4: Đo thị lực ở mắt phải trước, mắt trái sau.

Bước 5: Ghi thị lực mức cao nhất mà bệnh nhân nhìn được. Chẳng hạn, bệnh nhân nhìn hết dòng 3/10 mà không nhìn được dòng 4/10 thì ghi kết quả là 3/10.

Trên đây là một số thông tin về bảng đo thị lực. Hi vọng bạn sẽ không còn bỡ ngỡ nếu được tiếp xúc với những loại bảng kiểm tra thị lực mắt như này.

>>> Cách đo thị lực phổ biến nhất hiện nay được nhiều người áp dụng

Liên hệ:

Cơ sở 1: Số 503 Điện Biên Phủ, phường 3, quận 3, TP.HCM (từ Lý Thái Tổ đi vào Điện Biên Phủ 400m bên tay phải)

Cơ sở 2: 872/25/40 Quang Trung, P. 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: kinhcansg@gmail.com

Điện thoại: 028 3835 0132

Hotline: 0902 815 245