Bảng khám mắt và cách đọc kết quả đo thị lực

Bảng khám mắt và cách đọc kết quả đo thị lực

Đo thị lực là bước đầu tiên giúp người bệnh xác định mình có mắc các tật khúc xạ về mắt hay không. Có rất nhiều phương thức đo thị lực, và một trong số đó là đo bằng bảng khám mắt. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách đo thị lực qua bảng khám mắt.

Thế nào là thị lực?

Thị lực là thước đo giúp con người xác định, phân biệt hình dạng, chi tiết của vật thể tại một khoảng cách nhất định. Đo thị lực thường xuyên sẽ giúp chúng ta biết được mắt mình có khỏe không hay có đang mắc những tổn thương về mắt. Từ đó, sẽ có hướng điều trị, chăm sóc tốt nhất.

Các loại bảng khám mắt phổ biến

Bảng khám mắt có 4 loại thông dụng, phổ biến nhất được sử dụng trên thế giới.

Bảng khám mắt Snellen

Bảng Snellen sử dụng những chữ cái với mẫu kích thước nhau để đánh giá thị lực của con người. Người đo thị lực chỉ cần đọc tên chữ cái mà mình nhìn được cho người kiểm tra.

Điều kiện để sử dụng bảng Snellen này là phải biết hết các mặt chữ cái, nghe – nói – đọc – viết tốt.

Bảng Landolt

Bảng Landolt là bảng gồm một kí tự duy nhất, có hình dạng vòng tròn hở. Vòng tròn này có các kẽ hở hướng sang các hướng khác nhau – trái, phải, trên, dưới. Người đo thị lực chỉ cần chỉ ra hướng của kẽ hở là được.

Với loại bảng khám mắt này, ai cũng có thể kiểm tra được, không yêu cầu biết mặt chữ.

Bảng khám mắt và cách đọc kết quả đo thị lực
Bảng khám mắt là cách đo thị lực thông dụng nhất hiện nay

Bảng chữ E

Bảng chữ E cũng khá giống với bảng landolt nhưng thay những vòng tròn hở là chữ E, quay về nhiều hướng khác nhau. Người đo thị lực chỉ cần nói hướng của chữ E là được.

Bảng này áp dụng cho mọi đối tượng. Trẻ em cũng có thể dễ dàng đo với bảng này vì nó khá đơn giản, dễ đọc.

Bảng hình

Bảng hình gồm nhiều hình đồ vật hoặc con vật khác nhau. Người kiểm tra thị lực sẽ nói tên hình mà mình nhìn thấy. Bảng này áp dụng nhiều đối tượng, thường dùng cho trẻ nhỏ vì đơn giản, không cần biết mặt chữ cái.

Cách đo và đọc kết quả thị lực bằng bảng khám mắt

Người kiểm tra sẽ được chỉ định ngồi trong phòng tối, cách bảng khám mắt 5m. Lần lượt đo từng bên mắt. Chỉ đo một bên mắt một, mắt này đo thì mắt kia phải bị che lại. Yêu cầu người kiểm tra thị lực phải đọc ký hiệu từng hàng từ trên xuống dưới, cho tới khi chỉ đọc được một nửa ký hiệu của một dòng thì dừng.

Kết quả đo thị lực được ghi từ 1/10 cho đến 15/10 hoặc có thể đến 20/10 tương ứng khoảng cách đo thị lực là 5m.

Lưu ý khi đo thị lực bằng bảng khám mắt

Người được kiểm tra thị lực không nhìn rõ ký hiệu ngay dòng đầu tiên (ký tự lớn nhất trong bảng) thì di chuyển khoảng cách bảng còn 2,5m so với bảng đó. Nếu nhìn rõ thì ghi kết quả thị lực là 1/20. Nếu không nhìn được thì di chuyển tiếp đến vị trí cách 1m, nhìn được thì ghi kết quả thị lực là 1/50.

Ở vị trí cách bảng khám 1m mà vẫn không đọc đúng ký hiệu thì tiếp tục cho đứng gần hơn nữa. Đến khoảng cách nào nhìn rõ ký hiệu lớn nhất thì ghi kết quả tương ứng là 1/X (X= 5×10/ khoảng cách nhìn rõ chữ).

Đó là cách đo thị lực bằng bảng khám mắt. Ngoài bảng khám mắt thì còn nhiều cách đo thị lực khác như đếm ngón tay, cảm giác sáng tối, bóng bàn tay… Bạn có thể lựa chọn cách đo phù hợp nhất để kiểm tra thị lực của mình.

>>> Bảng đo mắt cận có đèn hay không đèn tốt hơn?

Liên hệ:

Cơ sở 1: Số 503 Điện Biên Phủ, phường 3, quận 3, TP.HCM (từ Lý Thái Tổ đi vào Điện Biên Phủ 400m bên tay phải)

Cơ sở 2: 872/25/40 Quang Trung, P. 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: kinhcansg@gmail.com

Điện thoại: 028 3835 0132

Hotline: 0902 815 245