Giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo

Giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo

Chọn mua tròng kính cận đòi hỏi phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận. Dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn giá các loại tròng kính cận. Tham khảo thông tin về tròng kính cận sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đắn, chính xác hơn.

Giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo

Nếu mua một chiếc kính, bạn cần lựa chọn về các yếu tố như kiểu dáng, cá tính, màu sắc… Thì việc lựa chọn tròng kính cận cũng cần xem xét các yếu tố như kiểu dáng, tầm nhìn thị lực, độ thích nghi với mắt, giá cả.

Nếu xét về mức giá, tùy theo từng loại tròng kính cận mà sẽ có giá khác nhau. Giá các loại tròng kính cận thông thường khá rẻ. Tròng kính cho người vừa cận vừa loại thì đắt hơn một chút. Ngoài ra còn có nhiều loại tròng khác nhau như tròng chống tia UV, tròng kính chống chói, tròng đổi màu… Những loại tròng kính càng hiện đại thì mức giá càng cao.

Giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo
Giá các loại tròng kính cận khác nhau tùy thuộc vào độ cấu thành

Sau đây là giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo. Mức giá có thể chênh lệch tùy thuộc vào từng cửa hàng.

Loại mắt Giá tiền (1 cặp – VNĐ)
Tròng tráng cứng (giảm trầy) 80.000
Tròng tráng cứng chống tia UV400 120.000
Tròng chống chói, UV400, giảm trầy 180.000
Tròng chống ánh sáng xanh, chống chói 300.000
Tròng tráng cứng (giảm trầy cao) 160.000
Tròng tráng cứng chống trầy chống tia UV400 240.000
Tròng phản quang chống chói, chống tia UV400 300.000
Tròng mỏng siêu cứng, siêu phẳng, chống chói, giảm trầy, song điện tử, tia tử ngoại, chống đọng nước 650.000 – 800.000

Hiệu quả của các lớp phủ trên tròng kính cận

Nhiều người thường sai lầm khi không chú ý đến các lớp phủ trên tròng kính cận. Những lớp phủ ấy giúp cho kính cũng như mắt của bạn được bảo vệ tốt hơn.

Lớp phủ chống trầy xước luôn luôn phải có ở các loại kính cận. Một số hãng tròng kính đã cải tiến lớp phủ chống trầy xước để có tròng kính cứng tương đương chất liệu thủy tinh.

Lớp phủ chống phản quang giúp loại bỏ hiện tượng phản quang, độ tương phản, rõ ràng, đỡ chói hơn khi đi ban đêm với ánh sáng đèn đường.

Lớp phủ ngăn tia cực tím. Những tia có hại từ mặt trời có thể gây bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Do đó, tròng kính có lớp phủ ngăn tia cực tím sẽ giúp mắt bạn bảo vệ tốt hơn.

Cách bảo quản tròng kính cận

Để tăng thời hạn sử dụng tròng kính cận, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Nên mở kính nhẹ nhàng bằng hai tay.

Sau khi dùng kính thì nên lau sạch tròng kính bằng các loại khăn lau mềm, mịn.

Khi không sử dụng thì nên cất vào hộp. Tránh để các vật đè nặng hoặc người ngồi phải, làm vỡ hoặc trầy kính.

Đối với gọng kính kim loại, nên thường xuyên kiểm tra, vặn chặt ốc vít để giữ chắc tròng kính.

Khi đeo hoặc tháo kính nên dùng hai tay cầm vào hai gọng để mặt kính không bị biến dạng.

Trên đây là giá các loại tròng kính cận cho bạn tham khảo. Bên cạnh việc tham khảo giá, bạn nên đến bệnh viện uy tín để đo chính xác độ cận. Kết quả chính xác thì bạn mới có thể chọn kính phù hợp, giúp mắt không bị ảnh hưởng tiêu cực nhất.

>>> Cách sử dụng kính áp tròng cận thị khoa học nhất