Cườm mắt là gì và cách chữa trị ra sao?

Cườm mắt là gì và cách chữa trị ra sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là cách gọi dân gian của nhóm bệnh gồm cườm nước và cườm khô. Chúng là hai căn bệnh hoàn toàn khác biệt về cơ chế sinh bệnh cũng như cách chữa trị. Hiểu rõ về chúng sẽ giúp bạn có đôi mắt sáng khỏe khi cao tuổi hơn.

Phân loại cườm mắt

Cườm mắt gồm hai dạng thường gặp là cườm mắt nướccườm mắt khô, cụ thể như sau:

  • Bệnh cườm khô

Bệnh cườm khô còn có tên gọi khác là đục thủy tinh thể. Với người bình thường, thủy tinh thể sẽ có dạng trong suốt. Nhờ đó, hình ảnh được thu vào mắt sẽ rất rõ ràng và sắc nét. Với người cao tuổi, quá trình lão hóa sẽ khiến thủy tinh thể trở nên đục mờ.

  • Bệnh cườm nước

Sau thủy tinh thể có chứa thủy dịch trong suốt dạng gel. Nó sẽ nuôi dưỡng giác mạc, tạo ra nhãn áp và ổn định hình dạng nhãn cầu. Ngoài ra nó còn dọn dẹp các chất thải qua rãnh thoát giữa mống mắt và giác mạc.

Khi mắc bệnh về mắt, kênh thoát nước này sẽ bị tắc. Quá trình lưu thông bị cản trợ và làm tăng áp lực trong mắt gây tăng nhãn áp. Bệnh cườm nước có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh thị giác. Cườm ở mắt còn có tên gọi khác là Glocom.

1/ HÌNH ẢNH NGƯỜI CÓ ĐÔI MẮT BỊ CƯỜM

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết sớm cườm khô là thị lực giảm sút nhanh chóng. Người mắc sẽ nhạy cảm với ánh sáng chói, khả năng nhìn trong đêm kém hơn. Khi soi đèn vào sẽ thấy có quầng sáng quanh mắt, còn gọi là đom đóm mắt.

Tình trạng này có thể khiến mắt nhìn mờ, nhìn đôi hay có chấm đen. Nếu một mắt bị đục thủy tinh thể thì mắt còn lại cũng có thể mắc theo. Cần phải ngăn ngừa sự tiến triển của cườm khô bằng các phương pháp từ thiên nhiên.

Cườm nước (Glocom) có 4 dạng gồm góc mở, góc đóng, cườm mắt bẩm sinh và thứ cấp. (Glocom) góc mở khó phát hiện nhất do không có triệu chứng rõ ràng. (Glocom) góc đóng lại khởi phát một cách đột ngột và gây ra hậu quả nặng nề.

Đau đầu hay đau nhức mắt dữ dội là dấu hiệu nhận biết cườm nước. Hãy cẩn trọng nếu nhận thấy tầm nhìn suy giảm hoặc mắt đỏ. (Glocom) tiến triển rất nhanh gây mất thị lực nghiêm trọng ở người mắc phải.

2/ HÌNH ẢNH NGƯỜI LỚN TUỔI KHÓ KHĂN KHI NHÌN XA

Nguyên nhân gây cườm mắt

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cườm mắt ở người. Càng lớn tuổi thì lại càng dễ mắc bệnh về mắt này hơn. Trong gia đình có người thân thì bệnh thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Mắc một số bệnh về mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc… cũng có thể gây cườm mắt. Sử dụng một số loại thuốc như Corticoid, kháng Histamin… cũng là nguyên nhân. 

Ngoài ra, cườm mắt có thể do chấn thương hoặc phẫu thuật mắt. Tiếp xúc với tia cực tím, môi trường nhiều khói bụi. Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, có khả năng mắt bị cườm.

3/ HÌNH ẢNH ĐÔI MẮT NGƯỜI BỊ VIÊM GIÁC MẠC

Điều trị cườm mắt như thế nào?

Khi đã biết cườm mắt là gì, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh này. Nếu là cườm khô, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng khi thị lực của người bệnh còn 2/10 trở xuống.

Một số bệnh nhân đã cải thiện được thị lực nhờ dùng các sản phẩm bổ mắt. Nếu trong thành phần có chứa kết hợp Alpha lipoic acid (ALA) thì càng tốt. Chúng sẽ giúp bảo vệ một cách vững chắc thủy tinh thể của con người.

Với cườm nước, hiện vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp phẫu thuật cũng không thể trị dứt điểm bệnh này. Tuy nhiên bạn có thể duy trì thị lực khi tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bạn có thể sử dụng thuốc nhằm giảm áp lực trong mắt hoặc điều trị bằng tia laser. Ngoài ra còn có phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (Trabeculectomy). Nó chỉ được áp dụng khi tất cả các phương pháp khác vô hiệu và có rủi ro nhất định.

4/ HÌNH ẢNH NGƯỜI PHẪU THUẬT CƯỜM MẮT

Giờ thì bạn đã hiểu rõ hơn cườm mắt là gì rồi đúng không nào? Ngay từ bây giờ hãy áp dụng các phương pháp phòng ngừa khoa học. Điều này sẽ giúp bạn có được đôi mắt sáng khỏe khi tuổi ngày càng cao hơn.