Loạn thị 1 bên mắt không hiểu sao vừa nghe đã thấy “rén ngang”. Bởi lẽ, lệch tật khúc xạ cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị biến chứng. Tất nhiên, lo lắng cũng không thể giúp bạn thay đổi điều gì. Thay vào đó, tìm hiểu kỹ tình trạng mắt và cách khắc phục mới là việc nên làm.
Vậy loạn thị 1 bên mắt là gì? Có chữa được không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây! Xem ngay nhé!
Loạn thị 1 bên mắt là gì?
Loạn thị là gì? Đây là một trong những tật khúc xạ phổ biến hiện nay. Khi bị loạn thị, mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách, hình ảnh xuất hiện bóng mờ hoặc tầm nhìn đôi. Thông thường, loạn thị thường đi kèm tật khúc xạ khác như: vừa cận thị vừa loạn thị, viễn loạn…
Từ khái niệm trên có thể hiểu, loạn thị 1 bên mắt nghĩa là một mắt bị loạn thị và một mắt không bị. Hay nói cách khác, đây là tình trạng lệch khúc xạ xảy ra ở một bên mắt. Tùy vào độ loạn sẽ phân loại mức độ nặng nhẹ. Cụ thể hơn:
– Loạn thị nhẹ dưới 1 diop.
– Loạn thị vừa từ 1 – 2 diop.
– Loạn thị nặng từ 2 – 3 diop.
– Loạn thị nghiêm trọng trên 3 diop.
Một điểm đáng lưu ý là đa số loạn thị 1 mắt thường nhẹ và không tăng độ. Có điều, đó là khi bạn dùng kính đúng độ và chăm sóc mắt đúng cách. Nếu vô ý để mắt bị thương hoặc lệch độ khúc xạ hai mắt ngày càng lớn… Vậy thì hậu quả có thể khiến thị lực suy giảm, tăng nguy cơ bị nhược thị.
Tại sao bị loạn thị 1 mắt?
Hình ảnh người loạn thị nhìn thấy bị mờ nhòe là do giác mạc có hình dạng bất thường. Khi đó, ánh sáng đi vào mắt không hội tụ tại một điểm mà phân tán thành nhiều điểm trên võng mạc. Mặt khác, các biến dạng bề mặt của giác mạc như: nhấp nhô, gồ ghề… Hoặc độ cong khác nhau của trục giác mạc, đều có thể dẫn đến hiện tượng này.
Vậy nguyên nhân nào gây loạn thị 1 bên mắt? Có thể tự khỏi được không?
Thứ nhất, nhiều nghiên cứu chỉ ra loạn thị một hay hai bên mắt có thể do yếu tố di truyền. Đây là đặc điểm gen được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt… Vậy thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ bị.
Thứ hai, dấu hiệu bị loạn thị một bên mắt do bẩm sinh giác mạc không phát triển đúng cách. Từ đó dẫn đến trẻ sơ sinh vừa lọt lòng đã bị loạn thị.
Thứ ba, mắt loạn thị do có sẹo giác mạc hoặc tổn thương ở mắt. Hậu quả là khiến cấu trúc mắt bị thay đổi gây loạn thị.
Loạn thị có tự khỏi không? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia khúc xạ cho biết tất cả các tật khúc xạ cận/viễn/loạn thị đều không thể tự khỏi. Để khắc phục thì chúng ta có nhiều cách. Trong đó, cách khắc phục loạn thị phổ biến nhất là dùng kính mắt.
Bị loạn thị 1 bên mắt cần làm gì để bảo vệ mắt?
Loạn thị bao nhiêu là nặng? Nếu cận thị 2 độ được xếp vào hàng nhẹ thì loạn thị lại khác. Độ loạn thị trên 2 diop đã xếp vào hàng loạn thị nặng rồi. Thế nên, chỉ cần kết quả kiểm tra mắt bị loạn thị thì không thể xem thường. Đặc biệt, nếu mắt bị loạn thị 1 bên thì cần chú ý những điểm sau:
– Sử dụng kính đúng độ từng mắt. Khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng mắt. Từ đó kịp thời can thiệp nếu mắt có dấu hiệu tăng độ.
– Lập chế độ làm việc, sinh hoạt và thư giãn hợp lý. Kết hợp thêm các bài tập luyện mắt, hạn chế thức khuya để mắt được nghỉ ngơi.
– Tư thế ngồi chuẩn, giữ khoảng cách an toàn cho mắt từ 30 cm – 45 cm tính từ mắt đến mặt bàn hoặc màn hình máy tính.
– Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt giàu vitamin A, C, E, Omega 3…
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Loạn thị 1 bên mắt có đáng lo hay không?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!