Ánh sáng xanh có ở đâu? Bạn sẽ bất ngờ khi biết đáp án đấy! Thật vậy, rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua các loại tia UV, tia tử ngoại, ánh sáng xanh. Thế nhưng, khi đề cập đến vấn đề chuyên sâu hơn, như là nguồn phát chẳng hạn… Tin rằng không phải ai cũng trả lời chính xác.
Vậy ánh sáng xanh có ở đâu? Làm sao để ngăn ngừa gây hại mắt? Bài viết dưới đây Butitan sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên. Cùng xem nhé!
Ánh sáng xanh là gì? Có giống với tia UV không?
Ánh sáng xanh là gì? Có thể hiểu, đây là loại ánh sáng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được. Đặc điểm của ánh sáng xanh là có bước sóng ngắn và năng lượng cao. Nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh nhưng không có biện pháp bảo vệ mắt… Chắc chắn sẽ gây ra những tác động tiêu cực và tăng nguy cơ bị các bệnh về mắt.
Tia UV và ánh sáng xanh có giống nhau không? Đáp án hiển nhiên là KHÔNG rồi. Theo đó, tia UV có bước sóng nằm trong khoảng 100 đến 400 nanomet (nm) và được chia thành: tia UVA, tia UVB và tia UVC. Còn ánh sáng xanh thì có bước sóng nằm trong khoảng 380nm – 500nm và được chia thành: ánh sáng xanh tím và ánh sáng xanh lam.
Mặt khác, ánh sáng xanh có thể nhìn thấy được còn tia UV thì không. Điểm giống nhau của chúng là đều gây hại đến da và mắt. Dù vậy, cả tia UV và ánh sáng xanh đều tồn tại song song hai mặt lợi và hại. Muốn đánh giá chính xác thì phải biết ánh sáng xanh có ở đâu và xem xét nhiều mặt để tránh cái nhìn phiến diện.
Ánh sáng xanh có ở đâu?
Thứ nhất, tìm hiểu về nguồn phát và hình ảnh ánh sáng xanh… Sẽ thật sai lầm khi chỉ biết đến các thiết bị điện tử. Bởi lẽ, mặt trời mới là nguồn phát ánh sáng xanh tự nhiên và lớn nhất.
Thứ hai, đèn huỳnh quang, laptop hay điện thoại có ánh sáng xanh không? Hiển nhiên đây là đáp án chính xác. Theo đó, ngoài nguồn tự nhiên thì còn có ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ nhiều thiết bị trong gia đình. Như là:
– Thiết bị điện tử như: Điện thoại, máy tính, máy tính bảng, tivi, và các thiết bị kỹ thuật số khác… Đó chính là lời giải cho câu hỏi ánh sáng xanh có ở đâu? Dễ nhận thấy, nếu bạn thường xuyên nhìn vào màn hình điện tử sẽ thấy nhức mỏi mắt. Thậm chí nhiều người còn bị Hội chứng thị giác màn hình do ánh sáng xanh gây ra.
– Đèn LED và đèn huỳnh quang… Đều được đánh giá là giúp tiết kiệm điện nhưng vẫn phát ánh sáng xanh nhé! Nói cách khác, bất kể bạn ra ngoài trời nắng hoặc ngồi trong phòng đều ít nhiều tiếp xúc với ánh sáng xanh. Ngoài ra, đèn ô tô hoặc các loại đèn xe khác cũng phát ra ánh sáng xanh.
Tác hại của ánh sáng xanh điện thoại và các thiết bị điện tử
Đâu phải tự dưng mà chúng ta được khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh. Phải có tác hại gì “ghê gớm” lắm mới phải tìm cách bảo vệ mắt đấy chứ! Vậy ánh sáng xanh có hại cho mắt không? Đâu chỉ mắt mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy hại cho cả làn da và sức khỏe.
– Ánh sáng xanh có làm đen da không? Nhiều nghiên cứu cho thấy tia UV và ánh sáng xanh khiến da lão hóa nhanh. Những biểu hiện thường thấy như: da khô, sạm nám, tăng sắc tố da tối màu, nếp nhăn… Để tránh da ngăm đen do tia UV hay ánh sáng xanh thì chúng ta có thể dùng kem chống nắng hoặc các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm da. Đồng thời thiết lập chế độ ăn giàu dưỡng chất để dưỡng sáng da từ bên trong.
– Ánh sáng xanh có ở đâu cũng gây hại mắt. Tốt nhất nên dùng kính có tính năng chống ánh sáng xanh. Nhất là với nhân viên văn phòng và những ai hay dùng các thiết bị điện tử. Nếu không có kinh nghiệm mua thì nên tham khảo kính lọc ánh sáng xanh là gì? Cách chọn kính theo chiết suất, nhu cầu và cả giá cả từng hãng kính. Từ đó chọn ra sản phẩm có mức giá phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Tại TPHCM cắt kính chống ánh sáng xanh ở đâu?
Tại TPHCM, để mua được kính chính hãng đúng giá và “săn” nhiều ưu đãi… Các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan. Tại đây, khách hàng được miễn phí dịch vụ đo mắt, tư vấn cắt kính chuyên nghiệp với giá cả hấp dẫn. Trọn bộ sản phẩm được tặng kèm phụ kiện như: khăn lau, nước lau kính, hộp đựng kính…
Nếu cần tư vấn thêm về: ánh sáng xanh có ở đâu? Giá tròng kính, giá gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ.
Phong Linh