Triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn, virus hay do dị ứng… Tùy từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có biểu hiện riêng. Ngay cả khi bạn không có nhiều kiến thức về y khoa, chỉ cần bỏ ra vài phút tìm hiểu cũng ít nhiều “chẩn đoán” được tình trạng bệnh của mình.
Tất nhiên! Muốn biết chắc chắn thì phải đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm (nếu cần). Dù vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn tìm hiểu trước để chủ động trong việc phòng và trị bệnh. Dưới đây là những thông tin cần biết về đau mắt đỏ do vi khuẩn. Xem ngay nhé!
Đau mắt hột do vi khuẩn nào gây ra?
Nguyên nhân đau mắt đỏ dù do tác nhân nào đi nữa cũng đều gây khó chịu. Không ít người bị đau mắt đỏ sưng húp, chảy nhiều nước mắt, ghèn dây… Khiến mắt đau rát, khó mở mắt và thậm chí là giảm thị lực. Do đó, ngay sau khi phát hiện mắt bị bệnh thì cần chữa trị sớm để tránh bệnh nặng hơn, giảm nguy cơ bị biến chứng.
Theo tìm hiểu, các loại vi khuẩn H. Influenzae, Neisseria Gonorrhoeae, S. Pneumoniae, Chlamydia, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus…… Là những loại vi khuẩn thường gặp gây bệnh đau mắt đỏ. Triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn như: đau mắt, đỏ mắt với nhiều mủ dính trong mắt. Tình trạng mắt tiết dịch màu vàng đục, vàng xanh kéo dài cả ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ít hoặc không tiết dịch.
Thông thường, nếu người bệnh bị nhẹ thì có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Sau 2 – 5 ngày là bệnh tình dần thuyên giảm. Thế nhưng, để khỏi hẳn thì cần đến 7 – 10 ngày hoặc hơn. Trong thời gian đó, người bệnh vẫn có khả năng lây sang người khác. Chính vì thế, dù bị bệnh đau mắt đỏ hay không thì cũng cần chú ý giữ vệ sinh chung. Đặc biệt, không dùng chung đồ đạc cá nhân với nhiều người để tránh nhiễm bệnh về mắt và các bệnh ngoài da khác.
Thuốc điều trị tại chỗ các triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn
Bị đau mắt đỏ nên làm gì? Nếu sức khỏe tốt, bệnh trạng nhẹ thì có thể tự khỏi mà chẳng cần tốn tiền mua thuốc. Có điều, không phải ai cũng may mắn như vậy. Thế nên, người bệnh không được chủ quan, càng không được tự ý áp dụng các mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất.
Vậy để đẩy lùi các triệu chứng đau mắt đỏ thì nên dùng thuốc gì?
Thứ nhất, các loại thuốc nhỏ đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ có thành phần kháng sinh. Những sản phẩm này sẽ giúp giảm viêm, hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ lây bệnh. Những ai bị đau mắt đỏ tiết dịch mủ, người có hệ thống miễn dịch suy giảm… Càng nên sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị.
Thứ hai, các loại thuốc nhỏ mắt Corticosteroid tại chỗ. Có điều, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc và thận trọng khi dùng Prednisolon Acetat, Fluorometholon… Tuy rằng hiệu quả nhưng tác dụng phụ của nó là gây tăng nhãn áp, đau mắt, giảm thị lực, nhiễm trùng mắt…
Thứ ba, các thuốc điều trị toàn thân dùng trong trường hợp triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn tiến triển nặng. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Cephalosporin Thế hệ 3 (Ceftriaxon, Ceftazidime), Fluorometholon uống…. Hay có thể dùng các thuốc nâng cao thể trạng như: Vitamin C, B1, B12,… Trong đó, trẻ em dưới 16 tuổi chống chỉ định dùng Fluorometholon.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Thông thường, triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ được cải thiện dần và khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Cũng có nhiều bệnh nhân nhanh khỏi hơn nếu được điều trị đúng cách.
Lưu ý thêm, ban đầu khi dùng thuốc nhỏ mắt sẽ có cảm giác hơi châm chích mắt. Ngay cả các loại thuốc mỡ tra mắt đôi khi cũng gây cảm giác ngứa, đỏ, nóng quanh viền mắt. Vì triệu chứng này khá giống với biểu hiện bệnh nên nhiều người cho rằng bệnh nặng hơn. Lúc này, hãy dùng thêm thuốc khoảng 2 ngày. Nếu những triệu chứng này không giảm thì ngưng dùng thuốc và tái khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và kê đơn thuốc mới phù hợp.
Trên đây là một vài chia sẻ về “Triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra và cách điều trị”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh