Đeo kính râm có hại mắt không? Tin tôi đi! Với những sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe như: kính mắt, thực phẩm chức năng… Chắc chắn sẽ trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo không gây hại cơ thể mới được đưa ra thị trường. Thế nên, kính râm an toàn và mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Tất nhiên là với điều kiện khách hàng mua và dùng kính chính hãng.
Vậy tác dụng của kính râm là gì? Nên chọn màu kính nào để tốt cho mắt? Dưới đây, Butitan sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn. Cùng xem nhé!
Đeo kính râm có hại mắt không?
Kính râm là gì? Đây là loại kính ra đời với mục đích bảo vệ mặt khỏi ảnh hưởng của tia UV, giảm nguy cơ bị các bệnh như: bỏng mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Đồng thời, tròng kính râm sậm màu giúp làm dịu mắt khi ra nắng, hạn chế chói lóa gây khó khăn khi di chuyển ngoài trời.
Thực tế, kính râm có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng biết. Nhiều người mua sản phẩm này và xem nó như một món phụ kiện thời trang mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ đeo kính râm có tác dụng gì thì tin rằng đầu tư bao nhiêu tiền mua kính cũng chẳng tiếc.
– Tia UVA, UVB gây tổn thương võng mạc, giác mạc. Thêm nữa, trong mắt có lớp màng mỏng là kết mạc dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng. Đeo kính râm có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại ảnh hưởng đến mắt.
– Tia UV còn là tác nhân gây lão hóa vùng da quanh mắt làm xuất hiện nếp nhăn. Đeo kính râm có hại mắt không? Rõ ràng, chẳng những không hại mà còn bảo vệ cả da và mắt của bạn.
– Sử dụng kính râm giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, nấm và virus gây ra. Đặc biệt, hạn chế nguy cơ bị bệnh ung thư mí mắt, nhất là với những ai hay di chuyển ở những khu vực nhiều khói bụi độc hại.
– Công dụng của kính râm còn thể hiện ở việc giúp hạn chế đau đầu do nắng nóng. Biết cách lựa chọn và kết hợp trang phục, chiếc kính râm sẽ là món phụ kiện giúp bạn sành điệu hơn.
Đeo kính râm nhiều có tốt không?
Sau khi biết đáp án của câu hỏi đeo kính râm có hại mắt không thì nhiều người đã tin tưởng và chọn dùng sản phẩm này. Có điều, sẽ thật tai hại nếu bạn sử dụng kính râm mọi lúc mọi nơi. Một sản phẩm tốt đến đâu cũng hóa “gây hại” nếu không dùng đúng cách.
Vậy có nên đeo kính râm khi dùng điện thoại? Hay đeo kính râm trong nhà có được không? Về cơ bản, chẳng ai “cấm” sử dụng kính râm trong những trường hợp này. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho thấy đeo kính râm liên tục có thể gây mất ngủ.
Lý giải điều này các bác sĩ cho biết chu kỳ nội tiết tố của con người dễ bị ảnh hưởng nếu quá lâu không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên có lợi. Về lâu dài nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ và các bệnh lý về mắt. Hơn thế nữa, đeo kính râm cả ngày lẫn đêm, ngoài nắng và trong nhà sẽ khiến mắt trở nên nhạy cảm.
Chính vì lẽ đó, hãy nhớ rằng đôi mắt luôn cần ánh sáng tự nhiên. Dù là đeo kính râm hay kính cận thì sau vài giờ cũng nên tháo kính để thư giãn mắt. Chọn một chiếc kính tốt và dùng đúng cách để bảo vệ mắt mọi lúc mọi nơi nhé!
Nên mua kính râm màu gì để tốt cho mắt?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam phân phối nhiều sản phẩm kính râm, kể cả kính có độ và không độ. Tuy rằng đa dạng sản phẩm giúp người dùng có nhiều lựa chọn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. Nếu không biết cách chọn hoặc ham kính râm giá rẻ… Dễ chừng lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy mắt ngày càng yếu đi. Đó là tác hại của đeo kính rẻ tiền đã được dự báo trước, cần tránh phạm phải sai lầm này.
Bên cạnh chất lượng kính, màu sắc tròng kính râm cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó, độ lọc tia UV sẽ phụ thuộc vào màu kính và chất liệu kính. Cụ thể hơn:
– Kính râm màu đen, xám, nâu có khả năng lọc tia UV tốt nhất.
– Kính râm màu xanh và hổ phách hỗ trợ nhìn xa tốt.
– Kính râm màu cam, vàng hạn chế đeo lâu vì dễ gây xáo trộn màu sắc khiến mắt khó nhận diện hình ảnh thật.
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Đeo kính râm có hại mắt không? Nên mua kính màu gì thì tốt?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Kính thuốc để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!