Cận thị là + hay -? Câu hỏi nghe có vẻ chuyên ngành này kỳ thật không khó giải đáp như bạn nghĩ đâu. Ngoài “+/-“ thì trên đơn kính thuốc vẫn còn nhiều ký hiệu khác. Bài viết dưới đây các chuyên gia của Butitan sẽ hướng dẫn cách đọc giấy khám mắt. Xem ngay để hiểu hơn về tình trạng mắt của mình nhé!
Triệu chứng cận thị có dễ nhận biết?
Cận thị là gì? Đó là tật khúc xạ thường gặp khiến mắt nhìn gần rõ, nhìn xa mờ. Lứa tuổi hay bị cận thị là: học sinh, sinh viên, người đi làm…
Theo tìm hiểu, nguyên nhân cận thị có thể do di truyền hoặc do thói quen sống thiếu khoa học. Ban đầu, dấu hiệu của cận thị nhẹ rất khó phát hiện nên thường bị nhầm lẫn là do “mắt mệt”. Chính vì thế nên không ít trường hợp khi đi đo thị lực mới biết mắt cận 2 – 3 độ. Lúc đó dù không muốn vẫn phải đeo kính thường xuyên.
Hiện nay, đo mắt là cách duy nhất để biết chính xác mắt cận hay không? Cận thị bao nhiêu độ?… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen đo khám mắt định kỳ, nhất là những người sống ở vùng nông thôn. Vậy nên chúng ta chỉ còn cách dựa vào những biểu hiện mắt cận thị để phán đoán. Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì rất có khả năng mắt cận và cần đo khám càng sớm càng tốt.
– Nhìn các vật ở xa bị mờ; muốn nhìn rõ phải nhíu mày nheo mắt…
– Hay bị: nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt… Với trẻ em, nếu thấy bé hay dụi mắt, dí sát mắt vào tivi hay sách vở thì có thể bé đã bị cận.
– Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn khi lái xe đặc biệt là vào ban đêm…
Cận thị là + hay -?
Tìm nơi đo mắt cận chuyên nghiệp uy tín thì khó! Chứ đọc giấy khám mắt để biết cận bao nhiêu độ là nặng/nhẹ… Thì lại dễ vô cùng. Không tin ư? Đơn giản là bạn chỉ cần nhớ ý nghĩa của một vài ký hiệu là được. Cụ thể hơn:
Mắt trái ký hiệu là L hoặc OS và mắt phải ký hiệu là R hoặc OD.
S hoăc SPH: Số độ của tròng kính.
CYL hoặc C: Số độ loạn.
AX hoặc A: Trục của độ loạn, chỉ xuất hiện khi bạn bị loạn thị.
SE: Số độ kính kiến nghị sử dụng.
PD: Khoảng cách giữa 2 đồng tử được tính bằng milimet.
ADD hoặc CL: Là độ đọc sách, được tính bằng thị lực nhìn xa cộng thêm vào. Thông số này chỉ xuất hiện ở mắt lão thị.
Riêng với câu hỏi “Cận thị là + hay -?” thì đáp án là dấu “-” nhé! Còn dấu “+” là ký hiệu độ viễn. Ví dụ nếu giấy khám mắt ghi L: -2.00 thì có nghĩa là mắt trái bị cận thị 2 độ. Thêm nữa, nếu trên giấy có ghi thêm CYL -0.50 có nghĩa là mắt kèm theo độ loạn 0.5 độ.
Làm thế nào để mắt cận nhìn rõ hơn?
Thứ nhất, cận 1.5 độ là bao nhiêu hay cận nặng hơn đều có thể chọn cách dùng kính gọng. Đây là giải pháp phổ biến và ít tốn kém nhất. Chỉ là, dùng kính gọng đôi khi sẽ gây ra một số bất tiện, cận càng nặng kính càng dày. Khi di chuyển đến những khu vực có mưa, độ ẩm cao hoặc bụi bặm nhiều… Ít nhiều tầm nhìn sẽ bị ảnh hưởng. Đối với người bị cận nặng (thường trên -6.00 độ) được khuyên dùng kính mỏng 1.74. Giá tròng kính khá đắt đỏ nên cần thận trọng khi dùng và bảo quản kính.
Thứ hai, độ cận thị dưới -8.00 có thể mua kính áp tròng sẵn độ. Nếu độ cận nặng hơn thì phải đặt riêng. Phương pháp này được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, thích hợp với những ai hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Hiện kính áp tròng hiện phổ biến các dòng kính cận nên nếu mắt kèm loạn thị sẽ khó mua được kính.
Thứ ba, nếu không muốn dùng kính gọng, kính áp tròng thì có thể chọn phẫu thuật chữa cận. Có điều, mổ cận thị được chỉ định với người trên 18 tuổi và có chi phí phẫu thuật cao. Với những ai bị cận nặng sẽ khó triệt tiêu độ cận hoàn toàn và vẫn có nguy cơ tái cận.
Trên đây là một vài chia sẻ hướng dẫn giúp bạn hiểu rõ “Cận thị là + hay -? Làm thế nào để mắt cận nhìn rõ hơn?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Titan khi có nhu cầu đo mắt và cắt kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh