Các biến chứng và cách điều trị bệnh đỏ mắt ở trẻ em hiệu quả (R)

Theo thống kê hiện nay, có thể thấy số người mắc các bệnh đau mắt đỏ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện làm lây lan và có hiện tượng bùng phát lại. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em và làm cho trẻ khó chịu. Nếu không điều trị sớm, bệnh rất dễ gây biến chứng do dụi và vệ sinh mắt không triệt để. Vậy bệnh đỏ mắt ở trẻ em thì điều trị như thế nào? Biến chứng có thể gây ra ở trẻ liệu có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết sau để hiểu và có biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.

Bệnh đỏ mắt ở trẻ em là gì?

Đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc) là loại bệnh do virut gây ra. Bệnh làm viêm và nhiễm trùng  lớp màng trong suốt bề mặt nhãn cầu cà kết mạc mi. Bệnh thường xuất hiện hầu hết ở trẻ em. Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em gây ra tình trạng sưng, ngứa, đỏ mắt hoặc giảm thị lực… Vì vậy, bệnh thường gây ra khó chịu cho trẻ. Do đó để tránh những biến chứng xảy ra, bố mẹ cần phải điều trị cho trẻ sớm nhất.

Các biểu hiện của bệnh đỏ mắt ở trẻ em

Thông thường, khi trẻ bị đau mắt đỏ thường rất khó chịu và đau rát mắt. Sau đây là những biểu hiện bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em 

+ Trẻ ngứa, đau mắt và dụi mắt liên tục một hoặc cả hai mắt.

+ Trẻ có hiện tượng chảy nước mắt liên tục.

+ Mắt trẻ xuất hiện những vết đỏ ở một hoặc cả hai mắt.

+ Ban đêm, mắt bé thường bị chảy dịch, tạo ra lớp ghèn khiến trẻ khó mở mắt khi thức dậy.

Nếu những biểu hiện bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em ở trên không được bố mẹ chú ý và chữa trị. 

1/ HÌNH ẢNH TRẺ NHỎ ĐANG LẤY TAY DỤI MẮT TRONG TRẠNG THÁI KHÓ CHỊU

Biến chứng bệnh đau mắt đỏ nếu không điều trị kịp thời 

+ Bệnh có thể lây qua hệ hô hấp khiến trẻ khó thở hoặc viêm họng.

+ Bệnh còn đi kèm theo hiện tượng như nổi hạch ở tay.

+ Nếu không được chữa trị còn khiến trẻ bị giảm thị lực ở mắt hoặc bị viêm giác mạc nặng.

Nguyên nhân và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Từ những biến chứng và biểu hiện đau mắt đỏ ở trẻ em trên. Bố mẹ trẻ có thể phân loại được nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em như sau:

Do virus gây ra

Thông thường virus cảm lạnh cũng có thể gây bệnh đau mắt đỏ. Virus này rất dễ lây lan. Nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em chính là virus cảm lạnh gây ra. Bệnh do virus này gây ra thông thường triệu chứng chỉ kéo dài từ 1 đến 3 tuần là sẽ tự khỏi. Trong trường hợp nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, bệnh sẽ có thể bị kéo dài lâu hơn nữa.

Để bệnh do virus này gây ra phụ huynh không nên dùng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt nào. Đặc biệt bạn không được sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh cho trẻ. Để tình trạng thị lực tốt hơn, bậc phụ huynh có thể đắp nước nóng cho trẻ.

Do vi khuẩn gây ra

Trong trường hợp mắt trẻ đỏ bừng hoặc có ghèn thì khả năng là do vi khuẩn gây ra. Nếu bệnh đỏ mắt ở trẻ em là do vi khuẩn gây ra thì thường rất dễ lây. Vì vậy, để tránh lây lan khi chăm sóc bé bạn cần phải thật cẩn thận. Bệnh sẽ khiến cho mắt trẻ bị sưng hoặc khiến mí mắt của trẻ dính chặt lại với nhau.

Vì vậy, để chữa trị, phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Do dị ứng gây ra

Một trong những nguyên nhân bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em gây ra chính là trẻ bị dị ứng. Thông thường, trẻ bị đỏ mắt là do bị dị ứng phấn hoa hoặc thời tiết khiến mắt bị ngứa. Trong trường hợp bị đỏ mắt do dị ứng, bạn có thể điều trị bằng túi chườm lạnh cho trẻ. Hoặc để giảm các triệu chứng này, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt cũng là cách hay. Trong đó, nước mắt nhân tạo cũng là một phương pháp hữu ích cho trẻ.

2/ HÌNH ẢNH PHỤ HUYNH ĐANG ĐẮP NƯỚC NÓNG LÊN MẮT TRẺ

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Để phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

+ Tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị đau mắt đỏ.

+ Vệ sinh mắt và tay cho trẻ thường xuyên.

+ Lựa chọn những trung tâm trông – giữ trẻ có môi trường sạch sẽ và uy tín. 

+ Thay gối, vỏ gối hoặc khăn trải nêm của trẻ 3 tháng/lần.

+ Để đảm bảo an toàn, hạn chế lây lan, phụ huynh nên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

3/ HÌNH ẢNH BẬC PHỤ HUYNH ĐANG TIẾN HÀNH THAY BAO GỐI CHO TRẺ

Để bệnh đỏ mắt ở trẻ em thuyên giảm, không lây lan, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ khi chưa chỉ định bác sĩ. Hy vọng những biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em có thể giúp trẻ mau lành bệnh.