Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng lá trầu không được chia sẻ rầm rộ trên nhiều diễn đàn. Nhiều người tin rằng cứ áp dụng các phương pháp dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẽ an toàn hơn dùng thuốc. Ngược lại, số khác cho rằng các sản phẩm thuốc uống, thuốc nhỏ mắt… Đều được nghiên cứu và kiểm định kỹ càng sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Vậy cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có an toàn với mắt? Dưới đây là đáp án được chính các bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Cùng tìm hiểu nhé!
Mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất bằng lá trầu làm như thế nào?
Đau mắt đỏ hay còn gọi với những tên gọi khác như: đau mắt hột, viêm kết mạc… Khi bị bệnh, lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị đỏ lên do viêm nhiễm.
Dù không phải là bệnh nguy hiểm, tỉ lệ người bệnh bị biến chứng cực thấp… Thế nhưng, đau mắt đỏ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách vẫn có trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây mù lòa.
Vậy khi bị đau mắt đỏ 1 bên hay 2 bên thì nên làm gì? Tất nhiên, đó là tìm cách chữa bệnh rồi. Thực tế, có không ít người xem đau mắt đỏ là “bệnh vặt”. Cũng bởi vì thế nên nhiều gia đình khi có người bị bệnh liền dùng cách chữa dân gian. Ví dụ dễ thấy nhất chính là cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá và lá trầu không. Trong đó, dùng lá trầu là cách phổ biến nhất.
Cách 1 – Dùng lá trầu tươi, lượng vừa đủ đem rửa sạch sẽ. Sau đó lấy một nổi nước sạch, cho lá trầu vào và đun sôi. Tiếp đến xông mắt chừng 2 – 3 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày. Lặp lại cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng lá trầu không chừng 1 tuần.
Cách 2 – Chuẩn bị lá dâu và lá trầu, vò nát và cho vào nồi nước sạch. Đun nước cho đến khi sôi và dùng xông mắt khoảng 3 phút. Sau cùng dùng nước này để nguội và rửa mắt, thực hiện 2 lần/ngày.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng lá trầu có thật sự an toàn?
Từ xa xưa, lá trầu xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Theo Đông Y, lá trầu có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng, tính ẩm… Vậy nên, nó có tác dụng trừ phong, tiêu viêm và kháng khuẩn cao. Chưa kể khi đun lá trầu sẽ có một loại tinh dầu chứa hoạt tính kháng sinh khá mạnh. Nhờ đó giúp ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn. Do đó, không có gì lạ khi nhiều người dùng lá trầu làm cách trị và cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.
Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa lại cảnh báo cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng lá trầu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lý do là vì khi giã đắp trực tiếp hoặc xông lá trầu dễ gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn. Như là: hơi nóng từ nước sẽ làm loét giác mạc, bỏng giác mạc… Hoặc đắp lá dễ khiến mắt bị nhiễm khuẩn gây sưng phù, xuất huyết dưới kết mạc…
Quan trọng hơn, dùng lá trầu không là phương pháp dân gian chưa qua kiểm chứng và không có nghiên cứu khoa học này chứng minh nó hiệu quả. Ngược lại, các loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ đã được nghiên cứu và thực nghiệm kỹ càng. Tuy rằng, các loại thuốc này vẫn tồn tại một số tác dụng phụ nhưng không nhiều. Xét về mọi mặt, rõ ràng dùng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ tra mắt chữa đau mắt đỏ… Vừa mang lại hiệu quả vừa an toàn hơn nhiều.
Một vài lưu ý cần biết để nhanh khỏi bệnh đau mắt đỏ
Bị đau mắt đỏ nên làm gì? Tính ra có nhiều việc phải làm lắm đấy nhé! Căn bệnh này “phiền” ở chỗ dễ lây, dễ tái nhiễm và không có vacxin phòng bệnh. Nói cách khác, chỉ cần một người bị bệnh là có khi cả nhà, cả lớp hoặc cả công ty bị lây bệnh. Dù đã trị khỏi cũng không được chủ quan mà phải chú ý chăm sóc mắt mỗi ngày.
– Cách chữa bệnh đau mắt đỏ là không được tự ý dùng thuốc nhỏ mắt, các loại thuốc Đông – Tây y để chữa bệnh. Dù mua bất cứ loại thuốc nào đi nữa cũng cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân như: khăn tắm, khăn mặt… và cả nước nhỏ mắt. Một trong những con đường lây bệnh đau mắt đỏ chính là lây qua dịch tiết từ người bệnh. Nếu dùng chung đồ với nhau sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
– Lau ghèn trong mắt (nếu có) ít nhất 2 lần/ngày bằng giấy ẩm, gạc y tế và tăm bông sạch. Không nên dụi mắt để tránh dính ghèn, nước mắt lên tay.
– Cho mắt nghỉ ngơi và cân nhắc đến việc có hay không nên tạm thời nghỉ học, nghỉ làm một vài buổi. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì đi học, đi làm bình thường… Lúc này, bạn có thể đeo kính mắt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, khử khuẩn đồ vật xung quanh… Như vậy sẽ giúp nhanh khỏi bệnh và tránh bị lây nhiễm.
Nhìn chung, bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều vào ý thức cá nhân mỗi người. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Hãy cố gắng duy trì thói quen sống lành mạnh để có đôi mắt khỏe mạnh nhé!
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Cách chữa bệnh đau mắt đỏ bằng lá trầu có thật sự an toàn?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh