Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh không phải là trường hợp hiếm gặp. Dù rằng đây không phải là bệnh nguy hiểm và dễ chữa khỏi… Thế nhưng xuất phát từ tâm lý của các bậc làm cha mẹ, chắc chắn sẽ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Bởi lẽ trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đôi mắt đang trong giai đoạn phát triển. Các khâu chăm sóc và chữa bệnh sẽ khác biệt hoàn toàn so với người lớn. Nếu phụ huynh không thận trọng sẽ khiến mắt bé bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực sau này.
Vậy trẻ sơ sinh bị đỏ mắt phải làm sao? Dấu hiệu nào để nhận biết sớm bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em? Điều bạn muốn biết sẽ được Butitan giải đáp ngay dưới đây! Cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đầu tiên, tin vui là đa số trẻ em sinh ra đều có đôi mắt khỏe mạnh và khá “nhạy cảm” với ánh sáng gần. Bên cạnh đó, cũng sẽ có một vài trường hợp trẻ bị các chứng bệnh về mắt. Như là: tắc tuyến lệ, đục thủy tinh thể… Và tất nhiên! Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ chính là một trong những bệnh lý phổ biến.
Theo chia sẻ từ bác sĩ, đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện trong 1 ngày đến 2 tuần sau khi bé chào đời. Nguyên nhân bị bệnh thường là do:
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Một số biểu hiện hay gặp như: đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ… Những triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 5 – 12 ngày sau sinh.
– Bệnh đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Bệnh sẽ khởi phát sau sinh từ 2 – 4 ngày. Nếu bị nặng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng niêm mạc não và tủy sống…
– Đau mắt hột do kích ứng với thuốc, mắt đỏ nhẹ và hơi sưng.
– Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh do một số loại virus, vi khuẩn khác lây từ mẹ sang con.
Các triệu chứng giúp bố mẹ phát hiện đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Thứ nhất, dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất chính là phần lòng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Thêm nữa mắt trẻ sơ sinh bị đỏ ở dưới mắt và bố mẹ có thể kéo nhẹ mi mắt trẻ để kiểm tra.
Thứ hai, trẻ sơ sinh bị đỏ mắt chảy ghèn màu vàng hoặc xanh nhạt. Chất nhầy này sẽ đóng vảy dày ở góc mắt rồi bao phủ dần lên toàn bộ bề mặt mắt. Hậu quả là khiến bé khó mở mắt khi thức dậy.
Thứ ba, đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh khiến mí mắt bị viêm và sưng phù. Nếu nghiêm trọng sẽ làm cho bé khó mở mắt.
Thứ tư, trẻ 1 tháng, trẻ 2 tháng bị đau mắt đỏ… nhiều bé còn bị sốt, mệt mỏi. Nếu sau 5 ngày bệnh mà tình trạng không khuyên giảm, mắt có màng trong, mắt sưng đỏ hơn… Vậy thì nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có phác đồ điều trị.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì?
Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng hay không đều không được tự ý dùng thuốc. Bởi lẽ tùy từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị riêng. Dù rằng vô cùng lo lắng cũng không nên tìm mẹo chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh rồi áp dụng. Lỡ chẳng may xảy ra biến chứng thì còn nguy hiểm hơn bệnh này nhiều.
– Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh dạng uống. Loại vi khuẩn này còn nằm trong mũi và hầu của trẻ. Thế nên dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi tại chỗ sẽ không cho hiệu quả cao.
– Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lậu cầu thường sẽ kết hợp dùng cả thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt. Nếu bệnh nặng hơn sẽ được kê thêm thuốc kháng sinh.
– Chữa đau mắt đỏ trẻ sơ sinh do dị ứng thuốc thì ngưng dùng các loại thuốc đang dùng. Tiếp đến tái khám để bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc khác.
– Nguyên nhân đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do virus hoặc vi khuẩn khác sẽ dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc tra mắt có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn… Tất cả các loại thuốc dùng để điều trị đều phải tham vấn ý kiến bác sĩ.
Trên đây là một vài chia sẻ về “Các triệu chứng giúp bố mẹ phát hiện đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh