Cyl trong đo mắt là gì? Nhiều người thừa nhận, dù đã từng đi đo mắt và đọc đơn kính thuốc… Nhưng bản thân không quá chú ý đến các ký hiệu ghi trên đó. Đa số chỉ hỏi bác sĩ, kỹ thuật viên độ cận/viễn rồi nhờ tư vấn cắt kính. Thế là xong!
Nghe thì có vẻ cũng không phải chuyện gì to tát. Có điều, không hiểu rõ kết quả kiểm tra sẽ khiến bạn không đánh giá đúng vấn đề mà mắt đang gặp phải. Từ đó không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách. Để bổ sung phần “thiếu sót” này, Butitan sẽ hướng dẫn bạn cách đọc thông số đo mắt. Cùng tìm hiểu nhé!
Cyl trong đo mắt là gì?
Cyl là gì? Có thể hiểu, Cyl là viết tắt của chữ Cylinder – Chỉ số loạn thị. Nếu đơn kính thuốc của bạn có ghi chỉ số này thì có nghĩa là mắt có độ loạn. Con số càng lớn thì mắt loạn thị càng nặng.
So với cận thị và viễn thị, loạn thị nghe có vẻ lạ tai hơn. Thực tế, ít ai trong chúng ta chỉ bị cận hay viễn thị mà thường kèm theo độ loạn. Vậy nên, các bạn cần làm quen dần với chỉ số Cyl. Đồng thời, dành thêm thời gian tìm hiểu về loạn thị để có cách chăm sóc mắt tốt hơn.
Vậy cách đọc đơn kính mắt có xuất hiện chỉ số Cyl thì đọc hiểu như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ nên ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn dễ hình dung.
Ví dụ: tờ khám mắt ghi R: -2 – 0.5 X 180° = 10/10. Nghĩa là: mắt cận 2 độ, loạn 0.5 độ và trục 180°. Trong đó, độ cận và độ loạn có thể thay đổi nhưng trục cố định.
Một số câu hỏi giúp bạn hiểu hơn về đơn kính thuốc
Sau khi đã hiểu rõ Cyl trong đo mắt là gì, hãy cùng Butitan mở rộng kiến thức về chỉ số mắt bình thường hay thấy. Nếu thấy các ký hiệu LE (OS) hoặc RE (OD) thì đó lần lượt là: Left Eye mắt trái và Right eye mắt phải. Giờ thì bắt đầu tìm hiểu ký hiệu trên đơn kính thuốc qua các câu hỏi sau.
Sph và Cyl là gì?
Nếu đã hiểu rõ Cyl thì tiếp đến chính là Sph. Theo đó, Sph là viết tắt của chữ Sphere – Độ cầu của mắt thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Dễ hiểu hơn, nếu độ cầu mang dấu “-” thì có nghĩa là mắt cận thị. Ngược lại, độ cầu mang dấu “+” thì có nghĩa mắt bị viễn thị.
Độ trục là gì?
Axis là trục của độ loạn; chính vì thế độ loạn là trục loạn luôn song hành với nhau. Chỉ khi bạn bị loạn thị mới xuất hiện chỉ số này trên đơn kính thuốc. Về cơ bản, độ trục của loạn thị là một con số bất kỳ từ 0 cho đến 180 độ. Nói cách khác, không thể dựa vào việc bạn loạn thị bao nhiêu độ để xác định độ trục. Để có con số chính xác thì phải đo khám mắt để biết độ cong khác nhau của từng mắt.
S.E trong đo mắt là gì?
Đây chính là độ kính khuyến nghị được các máy đo mắt thế hệ mới hỗ trợ tính toán. Cụ thể hơn, các máy đo thị lực sẽ thông qua Al của máy tính toán và quy đổi độ cận/viễn, độ loạn của mắt ra các thông số cận/viễn mà máy cho là phù hợp với mắt. Tuy nhiên, các kỹ thuật viên sẽ không vội lấy kết quả này để cắt kính. Họ sẽ hướng dẫn người bệnh kiểm tra lại một lần nữa bằng kính thử. Sau đó mới quyết định nên cắt kính cận/viễn/loạn bao nhiêu độ.
Avg trong đo mắt là gì?
Khi đi đo mắt, muốn lấy được kết quả chính xác phải kiểm tra nhiều lần. Chỉ số Avg được hiểu là số đo trung bình của những lần đo mắt và được dùng làm căn cứ xác định độ cận.
Trên đây là một vài thông tin giải đáp thắc mắc “Cyl trong đo mắt là gì? Bạn có hiểu hết ký hiệu đơn kính thuốc?”. Tin rằng sau khi xem xong bài viết này, bạn đã biết cách xem độ cận trên giấy và hiểu rõ tình trạng mắt của mình.
Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh