Tia cực tím có tác hại gì với đôi mắt?

Tia cực tím có tác hại gì? Nhiều người khi gặp câu hỏi này thừa nhận, họ đã từng nghe tia UV gây hại cơ thể. Thế nhưng nếu kể cặn kẽ thì “bó tay”, chẳng biết kể sao cho đúng. Bài viết dưới đây của BUTITAN sẽ cung cấp thông tin về lợi và hại của tia UV đối với sức khỏe. Hiểu đúng để bảo vệ cơ thể đúng cách nhé!

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím tiếng Anh là gì? Đây là loại tia do mặt trời phát ra, còn được gọi với cái tên là tia tử ngoại, tia UV, từ tiếng Anh là Ultraviolet. Theo tính toán, tia cực tím là loại tia có bước sóng ngắn và năng lượng cao.

Theo vị trí địa lý, Việt Nam là quốc gia nằm ở vị trí bán cầu bắc gần đường xích đạo, tiếp giáp Biển Đông. Thế nên nước ta có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, số giờ nắng nhiều, tiếp nhận lượng ánh sáng mặt trời nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chịu tác hại của tia UV nhiều hơn một số nơi khác. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài nhưng không có biện pháp bảo vệ cơ thể hiệu quả… Chắc chắn tia UV sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhất là với da và mắt.

tia-cuc-tim-co-tac-hai-gi
Tia UV sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhất là với da và mắt

Tia cực tím có màu gì?

Thực ra, cụm từ cực tím có nghĩa là bên trên màu tím. Có điều, màu tím là màu có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy. Nói cách khác, tia UV vượt ngoài bước sóng của màu tím nên vô hình với mắt người.

Theo nghiên cứu, mặt trời phát ra 3 loại tia cực tím, đó là: UVA, UVB và UVC. Khi chiếu xuống trái đất, gần như tia UVC đã bị hấp thụ bởi tầng Ozone. Còn tia UVA chiếm khoảng 95% và 5% còn lại là tia UVB.

Nếu bạn thắc mắc tia cực tím có ở đâu thì đáp án sẽ khiến bạn giật mình. Bởi lẽ tia UV có ở những nơi trời nắng, nơi râm mát và ngay cả khi ngồi dưới mái che, nơi có ngăn kính… Đặc biệt, ngoài nguồn phát tự nhiên từ mặt trời, tia cực tím còn phát ra từ nguồn nhân tạo. Như là các loại: đèn huỳnh quang, đèn Halogen,… Các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại, máy tính… cũng phát một lượng tia cực tím nhất định.

tia-cuc-tim-co-ơ-dau
Tia UV có ở những nơi trời nắng, nơi râm mát và ngay cả khi ngồi trong xe ngăn kính…

Tia cực tím có tác dụng gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi tia cực tím có hại không? Chúng ta sẽ đề cập đến mặt tích cực của loại tia này. Thật bất ngờ khi không phải một mà tia UV mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Cụ thể hơn:

 Đối với cơ thể, tia cực tím không hoàn toàn gây hại. Nó vẫn mang lại một vài lợi ích cần thiết, cụ thể hơn:

– Tia UV giúp cơ thể sản xuất Vitamin D, hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như: vảy nến, da ngứa có vảy… Tia UV cũng giúp định hướng tầm nhìn cho một số loài động vật.

– Tia cực tím UV giúp kích thích não bộ, cải thiện tâm trạng và thúc đẩy các hoạt động chính của cơ thể.

– Tia cực tím diệt khuẩn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Một số nơi sử dụng đèn diệt khuẩn tia UV để khử khuẩn toàn bộ không khí trong phòng.

tia-cuc-tim-co-hai-khong
Tia cực tím còn phát ra từ nguồn nhân tạo, như đèn huỳnh quang, máy tính, điện thoại…

Tia cực tím có tác hại gì với đôi mắt?

Tia UV có thể xuyên qua những gì? Theo đó, tia UVA có khả năng xuyên qua kính và tác động lên cơ thể. Nghĩa lã dù ngồi trong xe hay ở những nơi được ngăn kính… Thì vẫn có nguy cơ bị tia UV gây hại.

Đối với làn da, nếu tiếp xúc tia UV thường xuyên sẽ khiến làn da sạm đen, lão hóa sớm. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tia UV là nguyên nhân gây gia tăng các bệnh ngoài da như: ung thư u hắc tố, ung thư tế bào biểu mô… Thậm chí có hơn 80% trường hợp bị ung thư da là ung thư biểu mô tế bào đáy.

Không chỉ dừng lại ở da, tia UV còn gây tổn hại mắt và gây ra vô số bệnh lý nguy hiểm.

  • Tia UVA xuyên qua tầng Ozone tác động đến giác mạc, đi vào thủy tinh thể và võng mạc. Nếu tiếp xúc quá lâu sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể…
  • Tia UVB dù đã được hấp thụ gần hết như vẫn gây ra một số tổn thương mắt. Như là gây các bệnh về giác mạc: viêm giác mạc, hạt kết mạc, mộng…
  • Tia UVC dù đã bị tầng Ozone hấp thị gần hết nhưng không thể xem thường. Vài năm gần đây do nhiều tác động nên tầng Ozone đã mỏng dần. Hậu quả là có nhiều nơi tia UVC đã xuyên qua và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
tia-uv-co-the-xuyen-qua-nhung-gi
Để bảo vệ mắt hãy dùng vật dụng giúp ngăn tia UV như: mũ rộng vành, kính râm…

Hiện nay, để bảo vệ mắt khỏi tia UV thì các bạn hãy chọn những vật dụng có tác dụng ngăn tia UV tiếp xúc với da và mắt. Như là: mũ rộng vành, kính râm và các loại kính chống tia UV… Nên sử dụng quanh năm vì mỗi ngày trong năm cơ thể chúng ta đều tiếp xúc với tia UV.

Ngoài những thông tin trên, nếu các bạn cần tư vấn thêm về: tròng kính, gọng kính, các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của Titan hỗ trợ nhé!

Phong Linh