Tìm hiểu thiên đầu thống là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết sớm

thien-dau-thong-la-benh-gi-3110

Thiên đầu thống – căn bệnh có tên nghe thật khó hiểu, xa lạ và không dễ hình dung. Thế nhưng độ nguy hiểm thì hoàn toàn cần mọi người phải cảnh giác! Vậy nên mọi người hãy tìm hiểu thiên đầu thống là bệnh gì để có cách phòng tránh nhé!

Thiên đầu thống là bệnh gì?

Giải đáp cho mọi người về vấn đề thiên đầu thống là bệnh gì? Thực ra căn bệnh này có tên gọi chính xác là bệnh Glôcôm hay quen thuộc hơn là cườm nước. Thiên đầu thống thường xảy ra đối tượng trung niên, thế nhưng người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh.

Nguyên nhân gây thiên đầu thống là do áp lực lên mắt. Điều này làm các dây thần kinh thị giác bị tổn hại. Các dây thần kinh thị giác càng bị tổn hại nặng nề thì thị lực sẽ càng suy yếu dần. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn. Thực tế, thiên đầu thống là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ 2, chỉ xếp sau bệnh đục thể thủy tinh.

Lưu ý, thiên đầu thống là căn bệnh có yếu tố di truyền. Thế nên, nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh này thì các thế hệ sau cần được kiểm tra. Việc có kiến thức phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh.

benh-thien-dau-thong-do-ap-luc-len-mat-3110
Nguyên nhân gây thiên đầu thống là do áp lực lên mắt

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiên đầu thống và cách chữa trị

Chỉ nắm được khái niệm thiên đầu thống là bệnh gì thì chưa đủ. Mọi người còn cần biết các kiến thức liên quan để bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm này. Chứng bệnh thiên đầu thống có 2 loại: thiên đầu thống kinh niên và thiên đầu thống cấp. Và dấu hiệu thiên đầu thống theo từng loại như sau:

Thiên đầu thống cấp

Giai đoạn đầu người bệnh thường nhức đầu hay nhức mắt đột ngột. Mắt đỏ, nhìn lóa, cảm giác được nhãn cầu cứng như hòn bi khi ấn vào. Đồng thời, con ngươi bên mắt đau giãn to hơn bên mắt thường, đôi khi còn kèm theo nôn mửa. 

Thiên đồng thống kinh niên

Cảm nhận được áp lực trong mắt tăng dần. Tuy mắt không nhức nhưng lại nhìn mờ dần. Mắt sẽ bắt đầu nhìn mờ khi nhìn sang bên cạnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng thường không rõ ràng, chỉ thoáng qua nên người bệnh ít để ý.

Ngay sau khi phát hiện ra bệnh thiên đầu thống, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tra mắt và thuốc hạ nhãn áp. Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có công dụng tương tự như trên. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị kịp thời và chính xác sẽ giúp tình trạng bệnh không chuyển biến xấu hơn.

dung-thuoc-tra-mat-tri-thien-dau-thong-3110
Ngay sau khi phát hiện ra bệnh thiên đầu thống, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc tra mắt

Cách phòng tránh bệnh thiên đầu thống

Ngoài yếu tố di truyền, các đối tượng dễ mắc thiên đầu thống là:

– Những người sử dụng Corticoid kéo dài

– Mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường hoặc chấn thương về mắt

– Người có nhãn cầu thu nhỏ vì viễn thị nặng, giác mạc nhỏ

– Những người dễ lo âu, xúc cảm

– Người nhãn áp cao trên 25 mmHg

– Ngoài ra, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh này càng lớn và phụ nữ còn có nguy cơ mắc cao gấp 2 lần nam giới.

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh thiên đầu thống triệt để. Thế nên, căn bệnh này được xếp loại nguy hiểm. Vì vậy, ngoài biết thiên đầu thống là bệnh gì, mọi người cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để chủ động phòng tránh căn bệnh này.

Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiên đầu thống, thì mọi người trong gia đình cần kiểm tra để phát hiện sớm. Với người đã mắc bệnh vì di truyền, cần theo dõi đều đặn nhãn áp 3 – 4 tháng/ lần suốt đời. Đồng thời luôn sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

chung-ta-nen-trang-bi-kien-thuc-bao-ve-mat-3110
Mọi người cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để chủ động phòng tránh căn bệnh này

Những người bị tăng huyết áp cần cố gắng giữ huyết áp ổn định. Bởi lẽ, huyết áp tụt đột ngột là cơ hội cho cơn thiên đầu thống bùng phát. Người bình thường nên chú ý những triệu chứng, biểu hiện nhỏ của mắt. Khi thấy đèn quầng xanh đỏ, mờ đột ngột, nhức mỏi thì cần kiểm tra chuyên khoa ngay. Ngoài ra, người trong độ tuổi từ 35 – 40 trở lên cũng nên đo nhãn áp định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Việc kiểm tra thường xuyên không hề thừa vì sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Thúy Duy