Bật mí phòng bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị chỉ sau 2 ngày

benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri-0708

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc. Đây là loại bệnh do nhiễm trùng hoặc dị ứng làm mắt khó chịu. Bệnh gây ra tình trạng viêm lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu, kết mạc mi. Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người già hay cả những người trưởng thành. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 8 ngày và phát bệnh sau đó từ vài ngày đến vài tuần. Tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh có thể dễ dàng tránh và điều trị triệt để. Vậy bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh đau mắt đỏ

Hầu hết, bệnh gây ra do virus, vi khuẩn hoặc do bị dị ứng. Các triệu chứng biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ ngầu, ngứa và chảy nước mắt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị sẽ khác nhau.

Virus

Virus tấn công vào mắt, làm cho mắt của người bệnh nhạy cảm với ánh sáng. Virus siêu vi có tên khoa học là Viral Conjunctivitis. Loại virus này gây nên bệnh viêm kết mạc, thường dễ lây lan và rất khó điều trị. 

Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như ghèn dây, ngứa, sưng mi, thị lực giảm… Vì vậy bệnh này phải được điều trị từ một đến ba tuần mới có thể chữa lành được.

Vi khuẩn

Triệu chứng thường gặp như rỉ dịch ở mắt, xuất hiện ghèn có màu vàng hoặc xanh ở góc mắt. Đối với một số trường hợp nghiêm trọng sẽ xuất hiện dịch nhầy gây dính 2 mí mắt. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến giác mạc, gây suy giảm thị lực. 

Bệnh gây ra do các vi khuẩn Staphylococcus, Haemophilus và Influenzae, rất dễ lây lan. Thông thường, vi khuẩn này sẽ lây lan qua những vật dụng dính các dịch tiết nước mắt. 

Để chữa trị tốt nhất, người bệnh đau mắt đỏ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian ủ bệnh, bạn có thể uống kháng sinh. Đồng thời, bạn cần chăm sóc, điều trị thật cẩn thận tại nhà nếu bệnh mới xuất hiện.

Dị ứng

Đau mắt đỏ có thể gây ra bởi bụi, lông động vật, phấn hoa hoặc dị ứng do thuốc. Các triệu chứng kèm theo bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi. Vì vậy, bạn rất khó xác minh được tác nhân gây dị ứng.

Bệnh thường không lây lan và có thể chữa trị tại nhà. Nếu bệnh nhân có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn cần được đưa đến bệnh viện để điều trị.

Thời gian điều trị bệnh đau mắt đỏ

Để người bệnh có thể khỏi sau 5 – 7 ngày thì bệnh cần phải được phát hiện sớm và điều trị ngay. Nếu phát hiện muộn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét giác mạc hoặc mù lòa.

Tuy nhiên, việc chăm sóc tốt, điều trị đúng cách giúp người bệnh giảm bệnh chỉ sau 2 – 3 ngày.

trieu-chung-benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri-0708
Đau mắt đỏ có thể gây ra bởi bụi, lông động vật, phấn hoa hoặc dị ứng do thuốc

Cách điều trị và chế độ ăn uống khi bị đau mắt đỏ

Cách điều trị đau mắt đỏ

Để điều trị bệnh đau mắt đỏ, bạn cần phân loại các tình trạng bệnh như sau:

Đau mắt đỏ do virus

Hầu hết bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra thường sẽ tự hết chỉ sau vài ngày. Để giảm triệu chứng phù nề, người bệnh có thể tự chườm lạnh. Sau đó rửa mặt bằng nước sạch và dùng thuốc nhỏ mắt. Trong trường hợp mắt có dử, người bệnh có thể đắp một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Thông thường tình trạng này sẽ được bác sĩ điều trị và kê thuốc đặc trị. Bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc mỡ tra mắt.

Đau mắt đỏ do dị ứng

Với những trường hợp này, người bệnh phải tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Đồng thời bạn cần nhỏ thuốc nhỏ mắt để giảm ngứa và uống thuốc giảm dị ứng.

Sau khi đã phân loại được các tình trạng của bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Thứ nhất, bạn cần ngừng sử dụng kính áp tròng và chỉ dùng kính gọng. Đặc biệt, người bệnh phải luôn đảm bảo vệ sinh mắt đúng cách, hộp đựng kính sạch sẽ.

Thứ hai, bạn nên dùng nước ấm để chùi nhẹ mắt, loại bỏ lớp ghèn quanh vùng mắt.

Thứ ba, bạn chỉ nên dùng gạc một lần duy nhất. Đặc biệt, bạn nên dùng hai miếng gạc cho mỗi mắt. Việc sử dụng chung băng gạc rất dễ lây bệnh từ mắt này sang mắt kia.

Thứ tư, khi vệ sinh mắt, bạn nên lau từ bên cạnh mũi rồi lau sang phía bên ngoài. 

Thứ năm, bạn nên rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh mắt để tránh lây lan sang mắt khỏe.

benh-dau-mat-do-cach-phong-ngua-va-dieu-tri-0708
Hầu hết bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra thường sẽ tự hết chỉ sau vài ngày

Chế độ ăn uống khi bị bệnh đau mắt đỏ

Chế độ ăn uống hợp lý và đúng cách cũng ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh. Để ăn uống đúng cách, chúng ta có thể phân loại thực phẩm thành 2 loại. Bao gồm thực phẩm nên ăn và thực phẩm không nên ăn.

Thực phẩm nên ăn bao gồm cà rốt, rau xanh, ớt chuông, lòng đỏ trứng, dầu cá. Hoặc các chất Zeaxanthin chống oxy hóa có trong cam, kiwi, rau cải xoăn…

Thực phẩm không nên ăn gồm tôm, cua cá hoặc các chất kích thích như rượu, bia và đồ uống có ga. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên ăn rau muống và không được tự ý dùng thuốc kháng sinh.

cach-phong-va-dieu-tri-benh-dau-mat-do-0708
Chế độ ăn uống hợp lý và đúng cách cũng ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh

3 Lưu ý khi điều trị bệnh đau mắt đỏ

Thứ nhất, người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc được kê toa hoặc toa cũ của bệnh nhân khác. Vì toa thuốc đó không đúng tình trạng hiện tại của bạn. Hoặc có thể bạn bị nhiễm loại virus khác gây ra đau mắt đỏ.

Thứ hai, khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, người bệnh cần phải nằm trên bề mặt phẳng. Bạn hãy khép hờ mắt và nhỏ từ từ thuốc vào góc bên trong mắt cạnh sống mũi. Bạn từ từ mở mắt, thuốc dễ dàng di chuyển vào màng nhầy bị nhiễm trùng, không gây khó chịu.

Thứ ba, nếu bệnh do vi khuẩn, người bệnh có thể đi làm sau 24 giờ điều trị. Bệnh do vi khuẩn gây ra thường rất nhanh khỏi khi được điều trị kháng sinh theo toa.

benh-dau-mat-do-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-0708
Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc được kê toa hoặc toa cũ của bệnh nhân khác

Các biện pháp giúp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Áp dụng kiến thức cơ bản trên, bạn sẽ hạn chế sự lây lan và nhiễm bệnh cho bản thân. Vì vậy, để giúp phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ, bạn nên:

Thứ nhất, bạn tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn các loại trái cây có chứa nhiều Vitamin A, C, E là cách dung nạp Vitamin tự nhiên.

Thứ hai, trong thời gian đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế đi bơi. Nếu đi bơi, bạn cần đảm bảo đôi mắt không bị tiếp xúc nước hồ bơi. Nếu bạn là tín đồ của kính áp tròng, bạn cần phải tháo ra trước khi đi bơi. Nếu để nước hồ bơi tiếp xúc với len kính sẽ gây ra tình trạng viêm và đỏ mắt.

Sau khi bơi, bạn nên vệ sinh và rửa mắt bằng nước muối sinh lý để mắt luôn sáng khỏe.

Thứ ba, khi phát hiện triệu chứng đau mắt đỏ, bạn cần tìm cách chữa trị ngay để tránh trở nặng. Nếu bệnh nặng hơn, bạn cần phải đưa người bệnh đi bệnh viện để được chuyên gia kiểm tra.

trieu-chung-benh-dau-mat-do-va-cach-dieu-tri-0708
Khi phát hiện triệu chứng đau mắt đỏ, bạn cần tìm cách chữa trị ngay để tránh trở nặng

Tùy thuộc vào mức độ bệnh đau mắt đỏ mà bạn điều trị tại nhà bằng những biện pháp trên. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu hơn về bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị bệnh. Cũng như giúp bạn có chế độ ăn uống khoa học, giúp gia đình và người thân luôn mạnh khỏe.

Ngô Ngọc