Khi bị cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không?

cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không

Cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không là câu hỏi của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi: “Cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không” nhé!

cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không
cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không

Nguyên nhân gì gây ra cận thị?

Ở người bình thường, hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến khả năng tập trung của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Điều này khiến các tia sáng đi vào mắt tập trung tại một điểm phía trước võng mạc, thay vì trực tiếp trên bề mặt của võng mạc.

Cận thị cũng có thể do giác mạc và / hoặc thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố này.

Cận thị thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và bạn có thể có nguy cơ cao hơn nếu bố mẹ bạn bị cận thị. Trong hầu hết các trường hợp, cận thị sẽ ít tăng độ hơn khi bạn trưởng thành nhưng đôi khi cận thị vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi tác.

Cận thị nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không?

Với những trường hợp bị cận nhẹ thì việc đeo kính  tùy thuộc vào từng trường hợp. Thông thường, trẻ cận dưới 1 độ thì nhiều người trì hoãn, chưa đeo kính. Nhưng sau đó thị lực giảm đáng kể. Vì vậy nên đeo kính để nhìn xa.

Việc đeo kính này chỉ giúp chỉnh về khúc xạ (tức là giúp nhìn rõ hơn) chứ không có tác dụng hạn chế sự tiến triển của độ cận thị hay làm tăng giảm độ cận.

Thường thì mong muốn là mình không phải đeo kính nhưng một số trường hợp dù bị cận nhẹ nhưng nếu không đeo kính, thị lực con kém đi, sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt.

Có thể  bị cận nhẹ vẫn được chỉ định đeo kính khi nhìn xa như trong lớp học hoặc khi đi đường, để nhìn cho rõ hơn, còn những lúc nhìn gần có thể không cần thiết phải đeo kính. Tuy nhiên, với trường hợp này, gia đình nên đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Biện pháp phòng tránh cận thị

Một số biện pháp phòng ngừa cận thị được khuyến cáo như:

  • Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc
  • Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng
  • Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A
  • Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng

Liên hệ:

Cơ sở 1: Số 503 Điện Biên Phủ, phường 3, quận 3, TP.HCM (từ Lý Thái Tổ đi vào Điện Biên Phủ 400m bên tay phải)

Cơ sở 2: 872/25/40 Quang Trung, P. 8, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: kinhcansg@gmail.com

Điện thoại: 028 3835 0132

Hotline: 0902 815 245