Bị lên lẹo ở mắt là bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Bệnh thường gây khó chịu và làm cho mi mắt người bệnh bị đau nhức và phù nề. Hầu hết mọi người thường rất khó phân biệt giữa chắp mắt và bị lên lẹo ở mắt. Tuy nhiên, bệnh là một chứng bệnh hay gặp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt người mắc phải. Vậy bị lên lẹo mắt phải làm sao? Nguyên nhân bị lên lẹo mắt là từ đâu? Làm sao để chúng biến mất càng nhanh càng tốt? Đọc bài viết dưới đây để có thể trị bệnh lẹo ở mắt nhanh nhất mà không để lại sẹo.
Khái niệm lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là bệnh gây ra bởi tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Các loại vi khuẩn và tụ cầu khuẩn này làm cho mi mắt bị viêm nhiễm cấp tính. Trong trường hợp lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ sưng đỏ, đi kèm theo ngứa và rát. Đồng thời chỗ đau đó sẽ mọc khối u và phát triển ở trên mí mắt, dính vào da mi.
Sau từ 3 đến 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ gây ra tình trạng lây lan ra các chỗ khác. Mặc dù bị lên lẹo ở mắt là một loại bệnh dễ chữa nhưng lại rất dễ tái phát.
Trong một vài trường hợp, người bệnh còn có thể bị xuất hiện nhiều nốt lẹo trong mùa dịch.
1/ HÌNH ẢNH NGƯỜI BỊ NỔI LẸO Ở MẮT
Nguyên nhân gây ra tình trạng bị lên lẹo ở mắt
Hầu hết nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do các tuyến quanh mí mắt tiết ra quá nhiều. Lượng dầu tiết ra này gây tắc nghẽn tuyến dầu. Dầu bị tích tụ lâu ngày sẽ gây ra viêm nhiễm và tạo thành khối u nhỏ.
Tuy nhiên, tính chất mỗi loại da của mỗi người là khác nhau. Vì vậy mà bác sĩ sẽ không thể xác định được chính xác nguyên nhân bị lên lẹo mắt. Nghiêm trọng hơn nữa đó là tình trạng chắp mắt bên trong mí cũng có thể gây ra lẹo mắt.
Một số bí quyết chữa trị và phòng tránh bị lên lẹo mắt
Từ những nguyên nhân bị lên lẹo mắt trên. Để phòng tránh được tình trạng lẹo mắt. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa bị lên lẹo ở mắt sau đây:
Chườm ấm
Đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất giúp điều trị chứng lẹo mắt. Nước ấm có tác dụng làm đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt, tan mù và làm khô mụn lẹo.
Bạn có thể thấm một chút nước ấm nóng vào khăn và vắt nhẹ. Sau đó bạn đắp lên vùng mắt khoảng từ 10-15 phút/ lần (thực hiện khoảng 3-5 lần/ngày).
* Lưu ý: Để nước ấm có thể thẩm thấu làm dịu mắt, bạn không nên vắt khăn quá kiệt nước. Nước ấm sẽ làm mềm và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt của bạn.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể rửa tay sạch, sau đó dùng ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí mắt.
Chườm túi trà
Thay vì việc bạn sử dụng khăn lau mặt ấm như trên. Bạn có thể hoàn toàn dùng một túi trà ấm. Sau đó chờ khoảng 1 phút giúp trà nguội hơn rồi chườm túi trà lên mắt từ 5 – 10 phút. Trà đen có tác dụng giảm sưng và kháng khuẩn. Vì vậy mà chườm trà cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất cho mắt của bạn.
Để làm giảm tình trạng bị lên lẹo ở mắt bạn dùng 2 túi trà cho 2 bên mắt.
Tuyệt đối không nặn nốt lẹo mắt
Đối với tình trạng lẹo mắt bị mưng mủ bạn tuyệt đối không được tự ý nặn mủ. Việc tự ý nặn mủ này sẽ làm cho đôi mắt lâu khỏi. Không những vậy còn làm cho tình trạng này lan rộng và nhiễm trùng sang vùng da khác.
Bạn nên để nguyên vùng bị viêm này, nó sẽ hết và lành dần sau vài ngày hoặc vài tuần.
2/ HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐANG NẶN NỐT LẸO MẮT
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Khi bị lên lẹo ở mắt bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm ở vùng mắt. Cụ thể bạn không nên kẻ mắt, chuốt mascara, đánh phấn mắt… Để tránh truyền vi khuẩn từ mắt này sang mắt khác, bạn nên thay thế mỹ phẩm 6 tháng/lần. Đồng thời bạn nên hạn chế việc sử dụng chung mỹ phẩm của người khác.
Ngoài ra, bạn cần tẩy trang sạch sẽ trước khi ngủ để lỗ chân lông, nang lông được thông thoáng.
Tuyệt đối không sử dụng kính áp tròng
Ngoài việc hạn chế sử dụng mỹ phẩm thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng kính áp tròng. Để tốt nhất cho mắt, bạn nên tạm ngưng sử dụng kính áp tròng. Hoặc bạn có thể thay thế kính có gọng để tránh vi khuẩn bám vào tròng kính gây bệnh.
Trong trường hợp bắt buộc bạn phải sử dụng kính áp tròng. Trước khi đeo kính, bạn cần phải đảm bảo kính luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh.
Đi khám bác sĩ
Thông thường, bệnh bị lên lẹo ở mắt sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nặng, bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Đối với một số vết nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê một loại kem kháng sinh để điều trị. Còn trong trường hợp vết lẹo sưng to, bác sĩ sẽ tiến hành chích vết lẹo đó. Sau khi chích xong bạn sẽ giảm được cảm giác khó chịu và giúp vết thương mau lành hơn.
Bên cạnh đó, nếu vùng má của bạn xuất hiện tia máu hoặc đỏ mắt. Bạn cần phải khám bác sĩ ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng và lan sang tế bào xung quanh.
3/ HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐANG TRANG ĐIỂM CHO ĐÔI MẮT
Mặc dù bị lên lẹo ở mắt tuy chỉ là một loại bệnh nhỏ ngoài da. Thế nhưng, bạn cần chú ý chữa trị lành mạnh, kịp thời ngay. Nếu không, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Hy vọng những bí quyết trên có thể giúp người bệnh hiểu hơn khi bị lên lẹo ở mắt. Đồng thời giúp người bệnh biết được nguyên nhân bị lên lẹo ở mắt để có phương pháp trị bệnh. Để mắt luôn khỏe mạnh, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe vùng mắt thật cẩn thận và an toàn.