Giảm tác hại của rượu bia đến mắt thì làm như thế nào nhỉ? Thực tế, cách đơn giản nhất chính là… “bỏ nhậu”. Thế nhưng, nói dễ chứ làm khó lắm nhé! Bởi lẽ từ lâu, uống rượu đã trở thành nét văn hóa của người Việt, nhất là mỗi dịp Xuân về.
Rượu bia gây hại đến mắt như thế nào?
Những món đồ uống có cồn như rượu, bia sao có thể thiếu vào các dịp lễ tết cuối năm. Ngay cả khi bạn không phải người “ham nhậu nhẹt” cũng đôi lần được người thân, bạn bè chúc rượu. Tuy rằng, văn uống hóa rượu thể hiện nhiều tầng ý nghĩa như: tỏ lòng kính trọng, tri ân… Nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ gây cho sức khỏe. Trong đó, tác hại của rượu bia lên mắt được đánh giá là nghiêm trọng nhất.
– Những người uống rượu nhiều năm, đặc biệt là các loại rượu tự chưng cất… Sẽ dễ bị các bệnh thần kinh thị giác. Khi đó, người bệnh được khuyên giảm tác hại của rượu bia đến mắt bằng cách giảm hoặc “cai rượu”. Đồng thời dùng vitamin B12 và Axit Folic bổ sung để cải thiện chức năng thị giác.
– Một nghiên cứu cho thấy rượu gây chứng khô mắt và làm thay đổi tế bào học của kết mạc. Nguyên nhân là vì các thức uống có cồn như rượu bia đều giúp lợi tiểu. Một khi đã uống vào sẽ khiến người dùng thường xuyên đi tiểu. Chưa hết, chất cồn còn làm nóng người, đổ nhiều mồ hôi và làm cơ thể mất nước. Hậu quả là mắt không tiết đủ chất lỏng để làm ẩm mắt gây khô rát mắt.
– Không chỉ uống rượu bị tím mặt mà còn tăng nguy cơ bị hàng loạt các bệnh lý đáy mắt. Như là: thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể… Đáng chú ý, nhiều nghiên cứu đã phân tích và kết luận người uống nhiều rượu có thể bị bệnh tăng nhãn áp.
Làm thế nào để giảm tác hại của rượu bia đến mắt và cơ thể?
Tại sao uống bia mặt đỏ? Thôi nào! Tình trạng này chỉ nhất thời và sẽ biến mất sau vài giờ mà thôi. Nhưng về lâu dài, tác hại của nó mới đáng lo gấp bội. Vậy cần làm gì để giảm tác hại của rượu bia đến mắt và cơ thể?
– Tốt nhất nên kiểm soát lượng rượu bia uống trong ngày. Cụ thể hơn, không dùng quá 30 ml rượu có nồng độ cồn 30% trở lên. Đặc biệt, tránh xa cồn công nghiệp và các loại rượu có hàm lượng Methanol hơn 0.05%.
– Tuyệt đối không dùng các loại rượu tự chưng cất hay rượu ngâm với lá, rễ cây không rõ chủng loại. Thực tế không phải ai cũng có kỹ thuật ủ rượu, nhiều người tự làm theo kinh nghiệm cá nhân. Việc này rất nguy hiểm vì nhiều nguyên liệu tự nhiên có độc chất gây nguy hiểm tính mạng.
– Không uống rượu không rõ nguồn gốc, không có kiểm định chất lượng rõ ràng.
– Nếu đang đói hoặc mệt mỏi, căng thẳng thì không nên dùng rượu và các đồ uống có chất kích thích.
– Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia. Ngay cả khi đó là những loại đồ uống có cồn nồng độ thấp.
Những việc nên làm sau khi uống rượu bia ngày Tết
Đau mắt đỏ uống rượu có sao không? Tin tôi đi! Dù mắt tốt hay đang bị bệnh thì cũng không nên sử dụng các loại đồ uống này. Nhưng biết làm sao được, nhiều khi muốn chối từ cũng không được ấy chứ! Vậy nếu đã uống nhiều rượu bia thì nên làm gì sau đó nhỉ?
Thứ nhất, giảm tác hại của rượu bia đến mắt nói riêng, đến cơ thể nói chung… Bằng cách uống nhiều nước ấm. Như vậy sẽ tránh bị mất nước, giảm cảm giác buồn nôn. Nếu có sẵn, hãy dùng nước cam, chanh hoặc các loạn nước đậu ninh nhừ… Chúng sẽ giúp hỗ trợ thải độc với những người bị say nhẹ.
Thứ hai, nên nới lỏng quần áo để giảm cảm giác nóng bức do men rượu gây ra. Cho dù uống ít rượu thì cũng nên đi nghỉ ngơi và không lái xe tham gia giao thông.
Thứ ba, người say rượu nếu buồn ngủ thì hãy để họ ngủ vài giờ. Sau đó hãy đánh thức để họ ăn cháo loãng hoặc các món canh súp để tránh bị hạ đường huyết do đói.
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Làm thế nào để giảm tác hại của rượu bia đến mắt?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: tại sao bị loạn thị? Thông tin về tròng kính, các mẫu gọng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!