Tia UV còn được gọi với nhiều tên khác, như là: tia cực tím, tia tử ngoại… Khi tìm hiểu về tia UV, đa số các thông tin nhận được chủ yếu về tác hại của nó. Chính điều này đã gây ra tâm lý lo sợ rồi tìm cách ngăn chặn bằng mọi giá.
Thực tế, dù là ánh sáng xanh hay tia tử ngoại đều tồn tại hai mặt lợi – hại. Thế nên chúng ta cần chọn lọc kỹ thông tin để hiểu rõ tác động của tia UV đối với mắt và cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh chủ đề thú vị này. Xem ngay nhé!
Tia UV là gì và có ở đâu?
Tia cực tím là tia do mặt trời phát ra có bước sóng trong khoảng từ 10nm đến 380nm. Xét về mặt tác động đến sức khỏe con người, tia UV được chia thành 3 loại. Đó là: UVA, UVB và UVC.
Cụ thể hơn, tia UVA có bước sóng từ 380 đến 315 nm. Tiếp đến, tia UVB có bước sóng từ 315 đến 280 nm. Đặc biệt, tia UVC là gì? Đó là tia có bước sóng <280nm có tính tiệt trùng.
So với UVA và UVB thì tia UVC được đánh giá là gây tổn hại nghiêm trọng cho mắt và da. May mắn thay, phần lớn tia UVC được tầng Ozone giữ lại. Tuy nhiên, vài năm gần đây cùng với hiện tượng nóng lên của trái đất, thời tiết diễn biến cực đoan… Ở một vài nơi, tầng Ozone có dấu hiệu mỏng dần và tia UVC có thể xuyên qua. Nếu không chủ động bảo vệ mắt thì về lâu dài dễ gây ra những tổn thương khó hồi phục.
Tia UV tác động thế nào đến mắt?
Rất nhiều người trong chúng ta quan tâm đến việc tia UV có hại da hay không và vô tình bỏ qua một bộ phận khác. Thật ra, đôi mắt mới chính là bộ phận được đánh giá là nhạy cảm. Chưa tính đến các tác nhân gây hại ngoài môi trường, ngay cả khi cơ thể bị bệnh thì cũng ít nhiều biểu hiện qua đôi mắt.
Tia UV làm đen da thì ai cũng biết – Vậy tác hại của tia UV với mắt là gì?
Thứ nhất, tia UV có ở đâu cũng gây hại đến giác mạc. Theo đó, do có thể đi xuyên qua tầng Ozone nên lượng bức xạ tia tử ngoại tia UVA chiếm đến 97%. Khi chiếu đến mắt, nó sẽ xuyên qua giác mạc và đi vào võng mạc. Trường hợp tiếp xúc quá lâu sẽ khiến mắt bị tình trạng thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể.
Thứ hai, tia UVB bị giác mạc hấp thụ gần hết. Chỉ là nó vẫn làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh về giác mạc. Như là: viêm giác mạc, hạt kết mạc, mộng mắt…
Tia UV có thể xuyên qua những gì?
Tia tử ngoại UV có mặt ở khắp mọi nơi nên muốn tránh cũng chẳng được. Đáng lo ở chỗ, tác hại của chúng không hề phụ thuộc vào độ cao, độ ẩm. Thế nên dù trời râm, mát vẫn chứa đầy tia UV. Chưa hết, chúng có thể xuyên qua mây, kính cửa sổ, kính xe, quần áo… Và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Tác hại của tia UV với da và với mắt là điều ai cũng thấy được. Nhưng nói vậy không có nghĩa là nó chỉ hại không lợi. Theo đó, tia tử ngoại cũng mang đến một số lợi ích cho cơ thể. Đó là giúp tổng hợp Vitamin D giúp xương và răng chắc khỏe. Đồng thời, nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh. Như là: giúp khử khuẩn, tiệt trùng, hỗ trợ trị bệnh vảy nến…
Để bảo vệ da, chúng ta có thể sử dụng các loại mỹ phẩm, quần áo chống nắng… Còn với đôi mắt thì chỉ có thể dùng kính. Tròng kính làm từ thủy tinh thông thường sẽ trong suốt với tia UVA (UVA đi xuyên thủy tinh). Thế nhưng nó sẽ mờ đục với các tia sóng ngắn hơn (UVB, UVC không chiếu qua được thủy tinh). Riêng với chất liệu Silic hay thạch anh tùy theo chất lượng có thể trong suốt với cả tia UVC.
Làm sao để ngăn chặn tia tử ngoại hại mắt?
Để ngăn tia tử ngoại thì chúng ta nên dùng các món phụ kiện. Như là: mũ rộng vành, kính râm… Lưu ý nên dùng gọng kính sát 2 bên mắt để tránh tia UV bức xạ qua hai bên của mắt. Đặc biệt, khung giờ từ 10h – 14h là thời điểm tia tử ngoại bức xạ cao nhất, nên tránh ra đường. Ngay cả các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính… cũng hạn chế tiếp xúc. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và cải thiện thị lực nhé!
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Tia UV tác động thế nào đến mắt? Làm sao để ngăn chặn?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!