Bị đau mắt đỏ, đau mắt hột… là cách gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp. Tại Việt Nam, bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa và lây lan nhanh. Thậm chí, có khả năng bùng phát thành dịch đau mắt đỏ 2023.
May mắn ở chỗ, đau mắt đỏ nhìn chung dễ chữa trị và ít có trường hợp xảy ra biến chứng. Có điều, đã là bệnh thì chắc chắn sẽ gây khó chịu và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe. Vậy nếu chẳng may bị đau mắt đỏ nên làm gì? Tự chữa tại nhà hay đến bệnh viện khám?
Nguyên nhân bị đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ sưng húp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nên sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Thêm nữa, sức đề kháng của mỗi người cũng khác biệt nên sẽ có người nhanh khỏi, người lâu khỏi. Theo các bác sĩ, bệnh đau mắt hột là do ba nguyên nhân chính sau:
– Đau mắt đỏ do vi rút có những triệu chứng như: mắt đổ ghèn, đỏ rát, cộm và ngứa. Người bị bệnh sẽ dễ lây cho người khác khi họ nói chuyện hoặc vô tình ho, hắt hơi…
– Đau mắt hột do vi khuẩn, chủ yếu là các loại vi khuẩn như : Influenzae, Haemophilus, Staphylococcus… Nếu là do vi khuẩn triệu chứng đau mắt đỏ là xuất hiện mủ có màu xanh nhạt hoặc vàng ở mắt. Nhiều khi ngủ dậy hai mắt như dính vào nhau và có khả năng gây tổn thương mắt nếu không điều trị kịp thời.
– Bị đau mắt đỏ do dị ứng mắt. Những tác nhân như: lông chó, mèo, bụi bẩn, mỹ phẩm… Tưởng chừng vô hại nhưng nhiều người vẫn “kỵ”. Nếu là do nguyên nhân này thì rất dễ tái phát bệnh.
Bị đau mắt đỏ có nên đi khám?
Nếu tìm kiếm trên mạng, bạn sẽ thấy hàng loạt mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất được chia sẻ rầm rộ. Hoặc khi ra tiệm thuốc, chỉ cần hỏi thuốc nhỏ đau mắt đỏ là có ngay lập tức. Tiện lợi và nhanh chóng như vậy thì sao phải đến bệnh viện khám làm gì cho tốn thời gian. Suy nghĩ này liệu có đúng?
Bị đau mắt đỏ khi nào nên đi khám?
Thông thường, bị đau mắt đỏ 1 bên và lây sang bên mắt còn lại. Chưa kể có khi chỉ vài ngày là những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Cũng bị nhiễm bệnh theo. Không chỉ lây bệnh nhanh mà đau mắt đỏ còn có xu hướng trở nặng nếu không trị sớm và đúng cách. Do đó, cách tốt nhất là nên khám bệnh để biết rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Đặc biệt, nếu phát sinh những tình huống sau đây thì nên đến viện khám gấp.
– Bị đau mắt đỏ bao lâu khỏi? Ước chừng thời gian khoảng 5 – 7 ngày. Nếu bệnh kéo dài hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đến viện để khám.
– Bị đau mắt đỏ kèm theo cảm giác đau đớn, nặng nề, ngứa rát, sưng phù… Hoặc thị lực đột nhiên giảm sút, tạo mủ mắt, nước mắt chảy nhiều… Hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn trị ngay lập tức.
– Khi bạn bị bệnh do đã tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ có dấu hiệu nhiễm trùng mắt… Tốt nhất nên đến bệnh viện khám để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn nguy hiểm gây ra.
Những xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị đau mắt đỏ
– Một số xét nghiệm được bác sĩ sử dụng để biết chính xác tình trạng mắt. Đó là: đo thị lực, đo áp suất mắt, kiểm tra cấu trúc mắt… Và lấy thêm dịch mắt để kiểm tra tác nhân gây bệnh.
– Chẩn đoán và đưa ra kết luận đau mắt đỏ có phải do: viêm nhiễm, dị ứng, viêm kết mạc, viêm biểu bì… Hoặc có tìm ẩn các bệnh lý khác hay không.
Thực tế, tốc độ lây lan bệnh đau mắt đỏ khá nhanh và dễ tái phát nhiều lần. Vậy nên những người bị bệnh thường được khuyên nên xin phép nghỉ học (nghỉ làm) 2 – 3 ngày để chữa bệnh. Hoặc một phương án khác tốt hơn là đeo kính để tránh bụi bặm, ngăn ngừa lây bệnh.
Trên đây là một vài chia sẻ giải đáp thắc mắc “Bị đau mắt đỏ nên đi khám hay tự chữa tại nhà?”. Tại TPHCM, các bạn có thể ghé Mắt kính Butitan khi có nhu cầu đo mắt, cắt kính và sửa kính. Nếu cần tư vấn thêm về: gọng kính, tròng kính và các vấn đề về mắt… Hãy liên hệ qua Hotline: 0902815245, Tư vấn Zalo, kênh Youtube và Fanpage Mắt Kính Titan Hồ Chí Minh để các chuyên gia của BUTITAN hỗ trợ nhé!
Phong Linh