Cận mấy độ thì không đi nghĩa vụ? Để trả lời câu hỏi này thì bắt buộc hải tra cứu Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Có điều, nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc này thì cứ theo dõi bài viết dưới đây của BUTITAN. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quy định về tiêu chuẩn thị lực khi khám nghĩa vụ quân sự nhé!
Cận mấy độ thì không đi nghĩa vụ?
Theo Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQ, người được gọi nhập ngũ phải có sức khỏe tốt. Cụ thể hơn, yêu cầu về sức khỏe được đánh giá theo các tiêu chí là: Thể lực; các bệnh về mắt; các bệnh về răng, hàm, mặt; các bệnh về tai, mũi, họng; các bệnh về thần kinh, tâm thần; các bệnh về tiêu hóa; các bệnh về hô hấp; các bệnh về tim mạch; các bệnh về cơ, xương, khớp.
Thực tế, trong các vấn đề sức khỏe được đề cập ở trên, tật khúc xạ khá phổ biến. Tỷ lệ thanh thiếu niên Việt Nam ước chừng 30% – 40% bị tật khúc xạ và có xu hướng ngày càng tăng. Vậy nên, cứ vào đợt tuyển quân thì những câu hỏi như: bị cận 2 độ có đi nghĩa vụ không? Hay cận 5 độ có đi nghĩa vụ quân sự không?… lại được nhiều người thảo luận.
Vậy bị cận vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự đúng không?
Căn cứ theo Điểm A khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3. Những công dân có sức khỏe loại 3 bị các tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS… Sẽ không được gọi nhập ngũ.
Do đó, nếu bạn thắc mắc cận mấy độ thì không đi nghĩa vụ? – Đáp án là công dân bị cận từ 1.5 diop trở lên sẽ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Độ tuổi nhập ngũ là bao nhiêu?
Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân nam đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi sẽ được gọi khám sức khỏe quân sự. Đối với nữ giới sẽ đăng ký theo dạng tự nguyện.
Đặc biệt, đối với công dân đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng sẽ được tạm hoãn. Độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.
Theo Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự, từ ngày 01/11 đến 31/12 hàng năm là khoảng thời gian diễn ra khám nghĩa vụ. Tùy theo tình hình xã hội, nếu cần thiết thì được gọi công dân nhập ngũ lần 2. Lúc đó, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ sẽ do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định.
Những công dân đạt yêu cầu sẽ được gọi nhập ngũ và tháng 2 và tháng 3 năm sau đó. Trường hợp công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ và có giấy gọi nhập ngũ nhưng không thực hiện, có dấu hiệu gian lận trốn tránh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Binh sĩ sẽ làm gì khi đi nghĩa vụ quân sự?
Cận mấy độ thì không đi nghĩa vụ? Hay cận 1.5 độ có đi nghĩa vụ không? Cận 3 độ có phải đi nghĩa vụ 2023?… Tin rằng những câu hỏi này chẳng thể làm khó được bạn rồi. Ngoài những thắc mắc trên, một vấn đề khác cũng thu hút được nhiều sự quan tâm. Đó chính là đi nghĩa vụ quân sự thì binh sĩ sẽ làm những gì?
Theo đó, công dân được gọi nhập ngũ sẽ được bố trí phục vụ tại ngũ và phụ vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Tùy từng vị trí sẽ được huấn luyện những công việc khác nhau. Cụ thể hơn:
Trường hợp phục vụ tại ngũ
Binh sĩ sẽ thực hiện các công việc được giao trong quân đội theo vị trí và đơn vị tiếp nhận. Với các hạ sĩ quan, binh sĩ có chuyên môn, kỹ thuật… Sẽ được ưu tiên sắp xếp công việc phù hợp theo nhu cầu của quân đội.
Trường hợp phục vụ trong ngạch dự bị
– Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một sẽ được tham gia huấn luyện diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên chiến đấu… Trong đơn vị dự bị động viên với thời gian không quá 12 tháng.
– Đối với binh sĩ hạng hai thì công việc huấn luyện sẽ do Chính phủ xem xét quyết định.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc “Cận mấy độ thì không đi nghĩa vụ? Độ tuổi nhập ngũ là bao nhiêu?”. Tin rằng sau khi xem qua nội dung này thì các bạn đã không còn lúng túng khi gặp những câu hỏi tương tự như vậy nữa.
Gần đây, trong nhiều cuộc họp Chính phủ các cử tri đã đưa ra nhiều kiến nghị sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự để phù hợp với tình hình xã hội. Do đó trong tương lai nhiều khả năng những quy định này sẽ có sự thay đổi. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin nếu bạn quan tâm đến chủ đề này nhé!
Phong Linh